16 Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách KNTT - Năm học 2021-2022

doc 35 trang Xuân Hạnh 18/07/2025 10
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "16 Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách KNTT - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: 16 Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách KNTT - Năm học 2021-2022

16 Đề ôn tập học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 Sách KNTT - Năm học 2021-2022
16 ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT 2 SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022
Những con sao biển
Một người đàn ông đang dạo bộ trên bãi biển khi chiều xuống. Biển đông người, nhưng ông lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên rồi thả xuống biển.
Tiến lại gần hơn, ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thuỷ triều định dạt lên bờ và thả chúng trở về với đại dương.
- Cháu đang làm gì vậy? – Người đàn ông hỏi.
Cậu bé trả lời:
- Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu muốn giúp chúng.
- Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?
Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác thả xuống biển và nói với người đàn ông:
- Cháu cũng biết như vậy, nhưng ít nhất thì cháu cũng cứu được những con sao biển này.
Người đàn ông trìu mến nhìn cậu bé và cùng cậu cứu những con sao biển.
(Theo Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Vì sao biển đông người nhưng người đàn ông lại chú ý đến cậu bé?
A.Vì cậu bé cứ chạy nhảy trên cát.
B.Vì cậu bé có con diều rất đẹp.
C.Vì cậu bé cứ liên tục cúi người nhặt thứ gì đó rồi thả xuống biển.
D.Vì cậu bé ra biển chơi và đi dạo cùng bố mẹ.
Câu 2: Khi đến gần, ông thấy cậu bé đang làm gì? Vì sao cậu bé làm như vậy?
Cậu bé đang xả rác xuống biển. Vì cậu bé rất thích nghịch.
Cậu bé đang ăn hải sản cùng với gia đình. Vì cậu bé và gia đình đang đi dã ngoại.
C.Cậu bé đang xây lâu đài cát cùng chị gái. Vì cậu bé rất thích chơi cát
D.Cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng trở về đại dương. Vì những con sao biển sắp chết do thiếu nước, cậu bé muốn giúp chúng.
Câu 3: Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?
Người đàn ông đã nói rằng: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?
B.Người đàn ông đã nói rằng: Tại sao cậu bé lại vứt rác xuống đất?
C.Người đàn ông đã nói rằng: Cháu là con của ai tại sao ở đây một mình?
D.Người đàn ông đã nói rằng: Cháu có muốn ăn kẹo không ?
Câu 4: Những từ ngữ sau đây (Cúi xuống, dạo bộ , biển, thả, người đàn ông, cậu bé, nhặt, sao biển, tiến lại) từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động?
cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, tiến lại.
cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, người đàn ông.
cúi xuống, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
sao biển, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
Câu 5: Em hãy tìm và viết lại câu văn cho biết cậu bé nghĩ việc mình làm là có ích.
Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong những câu sau: 
Ngày xưa, Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi cùng ăn và cùng nhau vui chơi Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:
- Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không 
Câu 7: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B đề tạo thành câu giới thiệu:
A 	 B
Đà Lạt

là lớp trưởng lớp em.
Bạn Hoài An 

là của em.
Cái bút này

là thành phố ngàn hoa.

Câu 8:Tìm các từ ngữ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống:
M: Giáo viên
(1).................................................. (2)....................................................... 
(3).................................................. (4)....................................................... 
ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022
Chiếc ba lô
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần đi công tác, Bác đi với hai đồng chí. Mỗi người mang một chiếc ba lô. Qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ? – Bác hỏi.
 Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.
Theo 117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Khi mọi người dừng chân, Bác đã làm gì?
A. Mở ba lô của mình ra xem.
B. Xách thử ba lô của đồng chí bên cạnh và mở cả ba chiếc ba lô ra xem.
C. Mở ba lô của hai đồng chí đi cùng ra xem.
Câu 2. Bác nhận thấy ba lô của Bác có gì khác so với ba lô của hai đồng chí kia?
A. Ba lô của Bác chỉ có chăn, màn nên nhẹ nhất.
B. Ba lô của Bác có thêm chăn, màn nên nặng hơn.
C. Ba lô của Bác không có chăn, màn như ba lô của hai đồng chí đi cùng.
Câu 3. Vì sao Bác lại muốn hai đồng chí san đều các thứ vào ba chiếc ba lô ?
A. Vì như thế sẽ tiện hơn cho mỗi người khi dùng.
B. Vì bác sợ hai đồng chí đi cùng không mang nổi ba lô.
C. Vì Bác muốn mình cũng lao động thực sự như những đồng chí khác.
Câu 4. Tìm và viết lại câu trong bài có dùng dấu chấm hỏi.
Câu 5. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ sự vật
.............................................................
.............................................................
.............................................................
.............................................................

Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc vào chỗ chấm trong các câu văn sau: 
(đi xa, kính yêu, quan tâm)
Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng  của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất .. đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ngày nay, tuy Bác đã  nhưng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Câu 7. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:
Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người. 
Câu 8. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?
Trên bầu trời cao rộng mây đen mây trắng đang rong ruổi theo gió.
ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022
CẢM ƠN ANH HÀ MÃ
Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường. Gặp cô hươu, dê hỏi:
- Cô kia, về làng đi lối nào?
- Không biết. - Hươu lắc đầu, bỏ đi.
Đi tiếp tới một con sông, thấy anh hà mã, dê nói to:
- Bọn tôi muốn về làng, hãy đưa bọn tôi qua sông!
Hà mã phật ý, định bỏ đi. Thấy vậy, cún nói:
- Chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sông được không ạ?
- Được chứ! Em ngoan quá! – Hà mã vui vẻ nói.
- Cảm ơn anh! – Cún đáp rồi quay sang nói nhỏ với dê:
- Cậu quên lời cô dặn rồi à? Muốn ai đó giúp, phải hỏi một cách lịch sự, còn khi họ giúp mình, phải nói “cảm ơn”!
Dê con hơi xấu hổ. Sang bên kia sông, dê nói với hà mã:
- Cảm ơn anh đã giúp. Em biết mình sai rồi. Em xin lỗi ạ!
Hà mã mỉm cười:
- Em biết lỗi là tốt rồi. Giờ các em cứ đi theo đường này là về làng thôi.
(Theo Cùng con rèn thói quen tốt)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Dê rủ cún đi đâu chơi? Và chuyện gì đã sảy ra với hai bạn?
A.Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường.
B.Dê rủ cún công viên chơi , khi quay về thì bị lạc đường.
C.Dê rủ cún qua nhà chị hươu cho, khi quay về thì bị lạc đường.
D.Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về hái rất là nhiều nấm.
Câu 2: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi đường về làng?
A.Khi nghe dê hỏi, hươu đã dẫn hai bạn về làng.
B.Khi nghe dê hỏi, hươu đã trả lời là “không biết” rồi lắc đầu, bỏ đi.
C.Khi nghe dê hỏi, hươu đã trả lời là “ biết” rồi dẫn các bạn về làng.
D.Khi nghe dê hỏi, hươu chỉ đường cho hai bạn về làng.
Câu 3: Khi dê gặp anh hà mã yêu cầu anh hà mã cho mình sang sông về làng thái độ của hà mã như thế nào ?
A. Hà mã bực mình bỏ đi .
B. Hà mã bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông.
C. Hà mã vui vẻ đồng ý đưa qua sông.
D. Hà mã phật ý, định bỏ đi.
Câu 4:Thái độ của hà mã như thế nào khi cún nhờ đưa qua sông?
“Được chứ! Em ngoan quá!” cho thấy thái độ của anh hà mã anh hà mã đã vui vẻ đồng ý đưa qua sông.
Hà mã bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông.
Hà mã không đồng ý và bỏ đi .
D. Hà mã bực mình nhưng cũng không đồng ý đưa qua sông.
Câu 5: Vì sao dê con thấy xấu hổ?
Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình đã nói chuyện không được lịch sự với cô hươu và anh hà mã.
Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không biếu quà cho cô hươu.
Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không biếu quà cho anh hà mã.
Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không kêu cô hươu và anh hà mã đến làng mình chơi.
Câu 6: Dựa vào bài đọc, nói tiếp các câu dưới đây:
Muốn ai đó giúp, em cần phải.............................................................
Được ai đó giúp, em cần phải............................................................
Câu 7: Tìm và viết lại các từ chỉ đặc điểm có trong câu dưới đây:
	“Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn”
Câu 8: Những từ ngữ nào dưới đây “ không phải” từ ngữ chỉ người làm việc trên biển?
Thợ lặn B. cảnh sát biển C. Ngư dân D. Lái xe
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho câu sau.
Các bạn nam bạn nữ lớp em đang chơi nhảy dây đá bóng trên sân trường rất vui. 
ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022
MAI AN TIÊM
Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đày An Tiêm ra đảo hoang.
Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo.
Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo.
 Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.
 Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay.
 (Theo Nguyễn Đổng Chi)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Câu chuyện này có những nhân vật nào?
A. Vua Hùng.	
B.Vua Hùng, vợ chồng An Tiêm.	
C. Mai An Tiêm.	
D.Vợ chồng An Tiêm.	
Câu 2: Vợ chồng Mai An Tiêm đã làm gì ở đảo hoang?
A.Dựng nhà bằng gỗ.
B.Lấy vải may quần áo.
C.Nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống.
D. Dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo, nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống.
Câu 3: Mai An Tiêm nghĩ gì khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống?
A. Đàn chim cho mình hạt.
B. Nhặt hạt gieo hạt xuống cát sẽ ra quả.
C. Chim ăn được thì người cũng ăn được.
D. Người ăn được thì chim cũng ăn được.
Câu 4: Nói tiếp các câu dưới đây để giới thiệu loại quả mai An Tiêm đã trồng.
Quả có vỏ màu...........................................................................................
Ruột...........................................................................................................
Hạt..............................................................................................................
Vị...............................................................................................................
Quả đó tên là..............................................................................................
Câu 5:Tìm và viết lại 4 từ ngữ chỉ hoat động trong đoạn văn sau:
An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.
Câu 6: Đặt một câu với 1 từ chỉ hoạt động vừa tìm được ở câu trên.
Câu 7: Trong câu: “Qủa có vị ngọt và mát.” Từ ngữ nào sao đây là những từ ngữ chỉ đặc điểm ?
ngọt , mát 	B.ngọt 	C.Vị 	D. Quả
Câu 8: Theo em Mai An Tiêm là người như thế nào?
Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho câu sau.
Muông thú đói rét ốm đau vì mùa đông kéo dài.
ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021– 2022
Thư gửi bố ngoài đảo
(Trích)  
Bây giờ sắp Tết rồi 
Con viết thư gửi bố ()
Tết con muốn gửi bố 
Cái bánh chưng cho vui 
Nhưng bánh thì to quá 
Mà hòm thư nhỏ thôi 
Gửi hoa lại sợ héo 
Đường ra đảo xa xôi 
Con viết thư gửi vậy 
Hẳn bố bằng lòng thôi. 
Ngoài ấy chắc nhiều gió 
Đảo không có gì che 
Ngoài ấy chắc nhiều sóng 
Bố lúc nào cũng nghe. 
Bố bảo: hàng rào biển 
Là bố đấy, bố ơi 
Cùng các chú bạn bố 
Giữ đảo và giữ trời. 
(Xuân Quỳnh) 
Câu 1: Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp nào? 
A. Bạn nhỏ viết thư cho bố vào dịp sắp Tết. 
B.Bạn nhỏ viết thư vào dịp sắp nghỉ hè.
C.Bạn nhỏ viết thư vào dịp gửi bánh chưng ra cho bố.
Câu 2:Bố bạn nhỏ đang làm công việc gì ở đảo? 
A. Bố bạn nhỏ đang làm công việc giữ đảo.
B. Bố bạn nhỏ đang làm công việc giữ đảo, giữ trời. 
C. Bố bạn nhỏ đang làm bảo vệ đảo
Câu 3:Bạn nhỏ đã gửi gì cho bố?           
A. bánh chưng        	B. hoa 	C. thư
Câu 4 : Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì? 
A. Bố và các chú bảo vệ vùng biển, vùng trời quê hương.
B. Bố và các chú xây hàng rào ở đảo.
C. Bố và các chú là hàng rào chắn sóng, chắn gió.
Câu 5: Thay lời bạn nhỏ, em hãy nói một câu thể hiện tình cảm đối với bố.
Câu 6 : Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B đề tạo thành câu:
A 	B	
Trẻ em

như chiếc gương bầu dục lớn.
Mặt hồ 

như búp trên cành.
Đầu rùa to 

như trái bưởi.
Câu 7:Chọn Chọn dấu chấm, dấu chấm than cho mỗi câu dưới đây
Đèn trong thư viện sáng quá 
Ôi, thư viện rộng thật
Các bạn rủ nhau đến thư viện
Thư viện có rất nhiêu sách
Câu 8:Tìm và viết lại các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:(0,5 điểm)
Hoa Huệ trắng xóa nổi bật trên nền trời xanh.
ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.
	Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.
Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN
Câu 1: Bài văn nói về loại cây nào? 
 	a. Cây cọ. 	 b. Cây dừa. 	c. Cây si. 	d.Cây đa.
Câu 2: Những gì đã gắn bó với cả thời thơ ấu của các bạn nhỏ? 
	a. Con trâu. 	b. Sách vở. 	c. Cây đa. 	d. Ổ trứng hồng.
Câu 3: Ngọn cây được miêu tả qua chi tiết nào? 
	a. Chót vót giữa trời xanh.
	b. Là cả một tòa cổ kính.
	c. Chín mười đứa bé bắt tay nhau ôm không xuể.
	d. Hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang
Câu 4: Hình thù của rễ cây được so sánh với con vật nào? 
a. Con voi. 	b. Da cá sấu.	 c. Rắn hổ mang. 	d. Giun đất.
Câu 5: Tìm và viết lại một câu có hình ảnh so sánh trong bài văn trên? 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào? 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Tìm và viết lại từ chỉ đặc điểm trong câu sau: 
 “Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề.”	..................................................................................................................................
Câu 8: Điền từ chỉ hoạt động phù hợp vào chỗ trống:
1. Cô giáo của em đang.bài trên lớp.
2. Bạn Ngọc Anh .truyện rất say sưa.
3.Bác bảo vệ đã...trống tan trường.
4. Chị Phương Ngasong ca cùng chị Phương Linh.
ÔN TẬP CUỒI HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2021 – 2022
Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:
Cây và hoa bên lăng Bác
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi phô sắc và tỏa ngát hương thơm.
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.
Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vượt lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu hết chùm đang tỏa hương ngào ngạt.
Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng Bác.
	Theo Tập đọc lớp 4 - 1977
 Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Lăng Bác nằm ở đâu? 
Đỉnh núi Nghĩa Lĩnh	b. Quảng trường Ba Đình
c.Ở Sơn La	d.Ở Nam Bộ
Câu 2: Xung quanh lăng Bác có gì đẹp? 
Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi phô sắc và tỏa ngát hương thơm.
Hàng dầu thẳng tắp.
Mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm.
Những cành đào Sơn La khỏe khoắn vượt lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ
Câu 3: Câu văn nào dưới đây cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác? 
Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vượt lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ.
Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm.
Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào viếng Bác.
. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.
Câu 4: Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ “ uy nghi”? 
Uy tín 	b. Nghi lễ	c. Trang nghiêm	d. Tất cả đều sai
Câu 5 : Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ ? 
Câu 6 : Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau :
a) Hoàng Minh rất thích chơi bóng bàn bóng đá.
b) Diệu Hương luôn đi học đều học bài làm bài đầy đủ.
c) Thu Hà học giỏi hát hay nên được thầy cô bạn bè quý mến.
Câu 7: Tìm và viết lại 3 từ chỉ sự vật có trong bài văn trên 
 .................................................................................................

File đính kèm:

  • doc16_de_on_tap_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_sach_kntt_nam_hoc.doc