7 Đề ôn giữa kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "7 Đề ôn giữa kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: 7 Đề ôn giữa kì 1 môn Tiếng Việt Lớp 4

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 - Trung thu độc lập 1. Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hương thân thiết của các em..... 2. Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai....Ngày mai, các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trường to lớn, vui tươi. 3. Trăng đêm nay sáng quá ! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ước ngày mai đây, những tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em. Thép Mới Câu 1:(0,5 điểm): Câu nào dưới đây mở đầu bài “Trung Thu Độc Lập”? A. Trăng đêm nay sáng quá. B. Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai. C. Đêm nay anh đứng gác ở trại. Câu 2 (0,5điểm): Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? A. Vào thời điểm anh đang ăn cơm. B. Vào thời điểm anh đứng gác trên biển. C. Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. D. Vào thời điểm anh đang ngủ. Câu 3 (1điểm): Dòng nào dưới đây cho thấy vẻ đẹp của đêm trăng trung thu độc lập? A. Trăng mùa thu sáng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng. B. Đêm trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ. C. Trăng trung thu có anh chiến sĩ đứng gác. D. Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý; trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng. Câu 4 (1điểm): Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? A. Dưới ánh trăng, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít. B. Dưới ánh trăng, đất nước không có sự thay đổi. C. Dưới ánh trăng, đất nước có gió núi bao la. D. Dưới ánh trăng trung thu, trẻ em trên khắp đất nước cùng rước đèn, phá cỗ. Câu 5:(1 điểm) Chi tiết nào trong bài nói lên mong ước của anh chiến sĩ? A. Trăng mai còn sáng hơn. B. Ngày mai đây, những Tết Trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em. C. Dưới ánh trăng, dòng thác đổ xuống làm chạy máy phát điện. Câu 6 (0.5đ): Hãy tìm và viết danh từ riêng có trong bài “Trung thu độc lập”. ...................................................................................................... ...................................................................................................... Câu 7. (0.5đ ): Hình ảnh “trăng mai còn sáng hơn” nói lên điều gì ? A. Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn vì ngày mai trăng tròn và to hơn. B. Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn vì tương lai của trẻ em và đất nước sẽ tươi đẹp hơn C. Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn vì đất nước ta sẽ ngày càng tươi đẹp hơn. Câu 8 (0.5điểm): Đất nước trong mơ ước của anh chiến sĩ năm xưa với đất nước ta hiện nay giống nhau như thế nào? A. Giống hệt nhau, không hơn, không kém. B. Giống nhau một phần, phần không giống là nước ta ngày nay còn có nhiều thay đổi hiện đại hơn, to lớn hơn. C. Không giống nhau tý nào. Câu 9: (1điểm): Tìm và viết các từ láy có trong bài đọc trên: ..... ..... Câu 10: Từ “nước” trong câu “Trăng đêm nay soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý của các em.” là: A. Danh từ chung B. Danh từ riêng C. Không phải là danh từ D. Vừa danh từ chung vừa danh từ riêng. * Câu 11: Viết hai điều em mơ ước về đất nước ta sẽ có trong 10 năm nữa. ..... ..... 2. ĐỌC THÀNH TIẾNG : (3 điểm) HS đọc 1 đoạn văn trong các bài tập đọc từ tuần 1- 9 3. Chính tả: “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” 4. Tập làm văn: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông, bà, cô giáo cũ, bạn cũ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới. . ************************************ ĐỀ 2 - Con sông quê hương Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo xanh mướt của đồng bằng Bắc Bộ. Nó đã gắn bó với tuổi thơ ấu của em, làm ấm lòng biết bao trái tim bé nhỏ. Ôi! Con sông thân thương! ... Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn ướt đẫm sương đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào. Từng đoàn thuyền giong buồm ra khơi, thả lưới đánh cá. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên xáo động cả mặt sông. Trông kìa, các em bé té nước cho nhau cười như nắc nẻ. Chúng bơi lội, chúng lặn ngụp như những chú cá heo. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. Sông chảy giữa những bụi dâu, bãi mía xanh ngắt. Tiếng sóng vỗ ì oạp vào bờ, như hát, như reo vui cùng chúng em. Hai bên bờ, các cô các bà đem chăn màn ra giặt ra phơi, mồ hôi ướt đẫm tấm lưng gầy Ôi dòng sông! Sông đẹp dịu dàng trong những ngày nắng đẹp, sông trắng xoá trong những cơn mưa bụi mùa hè. Sông đỏ ngầu, ầm ầm, tức giận chảy xiết mỗi khi nước lũ tràn về. Sông muốn cho chúng em cuộc sống yên bình. Sông ơi! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân. Câu 1: Dòng sông Hồng được so sánh với sự vật nào? A. Tấm áo xanh mướt B. Dải lụa đào C. Trái tim bé nhỏ Câu 2: Từ chúng trong câu “Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ”, chỉ ai/ vật nào? A. Những chú cá B. Các em bé C. Đoàn thuyền Câu 3: Trong những cơn mưa mùa hè, dòng sông biến đổi như thế nào? A. Sông đẹp dịu dàng B. Sông đỏ ngầu, ầm ầm tức giận C. Sông trắng xóa Câu 4: Hãy ghi lại 2 từ ngữ chỉ màu sắc có trong đoạn văn trên . . Câu 5: Từ in đậm trong dòng nào dưới đây là động từ? A. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp B. Sông dịu dàng ôm chúng vào lòng như một người mẹ. C. Những đám cỏ non còn ướt đẫm sương đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào . Câu 6: Tìm 1 từ ghép có tiếng “ nhân” ? Đặt câu với từ vừa tìm được. .. Câu 7: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại. Hãy gạch chân dưới từ đó. - Ngọt ngào, ầm ầm, tí tách, đục ngầu, nắc nẻ. - Xanh ngắt, dịu dàng, reo vui, ướt đẫm, lặn ngụp. Câu 8. Bài văn Con sông quê hương có mấy danh từ riêng? Một từ. Đó là từ: ............................................. Hai từ. Đó là những từ :.............................................................................................. Ba từ. Đó là những từ :................................................................................................ Câu 9: Tìm và viết lại một câu văn sử dụng nghệ thuật nhân hóa có trong bài văn trên . . 2. Đọc thành tiếng: (3 điểm ) học sinh đọc 1 đoạn trong các bài từ tuần 1 đến tuần 9. 3. Chính tả: Những hạt thóc giống đoạn từ “Lúc ấy ông vua hiền minh” 4. Tập làm văn: Viết một bức thư cho bạn hoặc người thân kể về ngôi trường đang học của em. . ************************************ ĐỀ 3 - Thư thăm bạn Hoà Bình, ngày 5 tháng 8 năm 2000 Bạn Hồng thân mến, Mình là Quách Tuấn Lương, học sinh lớp 4B Trường Tiểu học Cù Chính Lan, thị xã Hoà Bình. Hôm nay, đọc báo thiếu niên tiền phong, mình rất xúc động được biết ba Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Hồng ơi! Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ. Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này. Bên cạnh Hồng còn có má, có các cô bác và có cả những người bạn mới như mình. Mấy ngày nay, ở phường mình và khắp các thị xã đang có phong trào quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai. Trường mình cũng vừa tổ chức đợt góp đồ dùng học tập giúp các bạn vùng lũ lụt. Riêng mình gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền mình bỏ ống từ mấy năm nay. Hồng nhận cho mình nhé! Chúc Hồng khoẻ. Mong nhận được thư bạn. Bạn mới của Hồng Quách Tuấn Lương Câu 1: Vì sao bạn Lương biết ba của bạn Hồng hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi ? a) Vì bạn Hồng báo cho bạn Lương biết b) Vì bạn Lương đọc báo Thiếu niên Tiền phong nên mới biết c) Vì các bạn cùng lớp báo cho bạn Lương biết d) Vì bạn Lương xem ti vi nên mới biết Câu 2: Biết tin ba bạn Hồng hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi, bạn Lương đã làm gì ? a) Lương viết thư chia buồn với bạn Hồng b) Lương gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay c) Lương gửi sách vở, quần áo cho bạn Hồng d) Lương viết thư chia buồn với bạn Hồng và gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay. Câu 3: Những câu văn trong bài: “Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền Phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.” nói lên điều gì ? a) Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng b) Bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng c) Bạn Lương muốn làm quen bạn Hồng d) bạn Lương hỏi thăm sức khỏe bạn Hồng Câu 4: Câu thành ngữ hoặc tục ngữ nào sau đây nói về lòng nhân hậu thuộc chủ điểm Nhân hậu – Đoàn kết ? a) Lá lành đùm lá rách. b) Kính thầy, yêu bạn. c) Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. d) Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 5: Ngày nay, ngoài thư tay (thư truyền thống), người ta còn gửi cho nhau loại thư gì? . Câu 6: Viết lại tên người, tên địa lí Việt Nam có trong bài. . . Câu 7: Tổ hợp nào sau đây là từ láy: a. Lũ lụt, thiệt thòi, mãi mãi b. Đau đớn, thiệt thòi, lũ lụt c. Thiệt thòi, mãi mãi, an ủi. Câu 8: Tìm 4 từ có chứa tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”. Câu 9: Tìm các động từ có trong câu văn sau: “Trường mình cũng vừa tổ chức đợt góp đồ dùng học tập giúp các bạn vùng lũ lụt.” Câu 10: Em sẽ làm gì để giúp đỡ đồng bào miền Trung bị lũ lụt? 2. ĐỌC THÀNH TIẾNG : (3 điểm) HS đọc 1 đoạn văn trong các bài tập đọc từ tuần 1- 9 3. Chính tả nghe - viết: “Trung thu độc lập”. 4. Tập làm văn: Em hãy viết thư cho thấy (cô) giáo cũ để thăm hỏi và chúc mừng nhân ngày 20 tháng 11. . ************************************* ĐỀ 4 - Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gõi khẽ: - Bà ơi! Thanh bước xuống dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương: - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ. - Cháu đã ăn cơm chưa? - Dạ chưa.Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói. Bà nhìn cháu, giục: - Cháu rửa mặt đi, rồi nghỉ kẻo mệt! Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt. Nước mát rượi và Thanh cúi nhìn bóng mình trong lòng bể với những mảnh trời xanh. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, lúc nào bà cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. (Theo Thạch Lam – Tiếng Việt 4 tập 1 năm 1998) Câu 1: Không gian trong ngôi nhà của bà khi Thanh trở về như thế nào? a. Ồn ào. b. Nhộn nhịp. c. Yên lặng. d. Mát mẻ. Câu 2: Dòng nào dưới đây cho thấy bà của Thanh đã già? a. Tóc bạc phơ, miệng nhai trầu, đôi mắt hiền từ. b. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, lưng đã còng. c. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, đôi mắt hiền từ. d. Tóc bạc phơ, chống gậy trúc, miệng nhai trầu. Câu 3: Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ chấm. Thanh cảm thấy khi trở về ngôi nhà của bà. Câu 4: Vì sao Thanh đã khôn lớn rồi mà vẫn “cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như những ngày còn nhỏ”? Câu 5: Nếu em là Thanh, em sẽ nói gì với bà? . Câu 6: Trong từ bình yên, tiếng yên gồm những bộ phận nào cấu tạo thành? a. Âm đầu và vần. b. Âm đầu và thanh. c. Vần và thanh. d. Âm đầu và âm cuối. Câu 7: Dòng nào sau đây chỉ có từ láy? a. che chở, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. b. tóc trắng, thanh thản, mát mẻ, sẵn sàng. c. che chở, thuở vườn, mát mẻ, sẵn sàng. d. che chở, thanh thản, âu yếm, sẵn sàng. Câu 8: Trong câu “Thanh đến bên bể múc nước vào thau rửa mặt.” a. Có 2 động từ (đó là..) b. Có 3 động từ (đó là..) c. Có 4 động từ (đó là..) d. Có 5 động từ (đó là..) Câu 9: Gạch chân dưới từ ngữ có nghĩa của tiếng tiên khác với nghĩ của tiếng tiên trong từ đầu tiên: tiên tiến, trước tiên, thần tiên, tiên phong, cõi tiên, tiên quyết. Câu 10: Trong câu (Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ: “Bà ơi!”) Dấu hai chấm có tác dụng: ........................................................................................................ 1. Chính tả: “Trung thu độc lập” (từ Ngày mai vui tươi) 2. Tập làm văn: Hãy viết thư cho một người bạn ở trường khác để hỏi thăm và kể về tình hình lớp và trường em hiện nay. . ***************************************************** ĐỀ 5 - Cây sồi và cây sậy Trong khu rừng nọ có một cây sồi cao lớn sừng sững đứng ngay bên bờ một dòng sông. Hằng ngày, nó khinh khỉnh nhìn đám sậy bé nhỏ, yếu ớt, thấp chủn dưới chân mình. Một hôm, trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông. Nó bị cuốn theo dòng nước đỏ ngầu phù sa. Thấy những cây sậy vẫn tươi xanh hiên ngang đứng trên bờ, mặc cho mưa gió đảo điên, quá đỗi ngạc nhiên, cây sồi bèn cất tiếng hỏi: - Anh sậy ơi, sao anh nhỏ bé, yếu ớt thế kia mà không bị bão thổi đổ ? Còn tôi to lớn thế này lại bị bật cả gốc, bị cuốn trôi theo dòng nước ? Cây sậy trả lời: - Anh tuy cao lớn nhưng đứng một mình. Tôi tuy nhỏ bé, yếu ớt nhưng luôn luôn có bạn bè đứng bên cạnh tôi. Chúng tôi dựa vào nhau để chống lại gió bão, nên gió bão dù mạnh tới đâu cũng chẳng thể đổ được chúng tôi. Nghe vậy, cây sồi ngậm ngùi, xấu hổ. Nó không còn dám coi thường cây sậy bé nhỏ yếu ớt nữa. (Truyện ngụ ngôn nước ngoài) 1/ Tại sao cây sồi xem thường cây sậy? a. Vì sồi thấy mình cao to. b. Vì sồi cậy mình cao to còn sậy nhỏ bé, yếu ớt. c. Vì sồi trên bờ còn sậy ở dưới nước. d. Vì sối thấy mình quan trọng hơn sậy, 2/ Cây sồi ngạc nhiên vì điều gì? a. Cây sậy vẫn xanh tươi, hiên ngang đứng thẳng mặc cho mưa bão. b. Sậy bị bão thổi đổ xuống sông còn sồi không bị gì. c. Cây sồi bị cuốn trôi theo dòng nước đỏ ngầy phù sa. d. Sậy cũng bị cuốn theo dòng nước. 3/ Tại sao cây sồi ngậm ngùi xấu hổ, không dám coi thường cây sậy nữa? a. Vì cây sồi bị bão thổi đổ xuống sông, trôi theo dòng nước. b. Vì cây sậy không bị mưa bão thổi đổ, cuốn trôi. c. Vì sồi hiểu được sức mạnh đoàn kết của những cây sậy bé nhỏ. d. Vì sồi thấy sậy không kiêng nể mình. 4/ Qua câu chuyện “Cây sồi và cây sậy” em rút ra được bài học gì? .. .. 5/ Thành ngữ, tục ngữ nào dưới đây minh họa cho ý nghĩa của câu chuyện? A. Thương người như thể thương thân. B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Chung lưng đấu cật. 6/ Dòng nào dưới đây gồm các từ láy? A. sừng sững, khinh khỉnh, ngậm ngùi B. dữ dội, đảo điên, yếu ớt C. đảo điên, bạn bè, luôn luôn D. tươi tốt, đảo điên, luôn luôn. 7/ Danh từ trong câu sau là : “ Cây sồi bị bão thổi bật gốc, đổ xuống sông.” A. Cây sồi, bão, gốc, sông. B. Cây sồi, bão, sông. C. Cây sồi, bão, sông, đổ. D. Cây sồi, bão, sông, thổi, đổ 8/ Các dấu hai chấm trong câu chuyện trên có tác dụng gì? A. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời giải thích B. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau là phần trích dẫn. C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật D. Báo hiệu việc liệt kê sau nó. 9/ Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “ tự trọng” A. Tin vào bản thân mình C. Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. B. Quyết định lấy công việc của mình. D. Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác 10/ Tìm từ đơn và từ phức trong câu văn sau: Trời bỗng nổi trận cuồng phong dữ dội. - Từ đơn : - Từ phức : . 1. Chính tả: “Mười năm cõng bạn đi học” 2. Tập làm văn: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông, bà, cô giáo cũ, bạn cũ...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới. . ************************************ ĐỀ 6 - TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên: - Ơ chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích: - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ. Theo TRUYỆN NƯỚC NGOÀI 1. Hoa hỏi gió và sương điều gì? a. Bạn có thích bài hát của tôi không? b. Bạn có thích hát cùng tôi không? c. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ? d. Cả a, b, c đều sai. 2. Những câu văn miêu
File đính kèm:
7_de_on_giua_ki_1_mon_tieng_viet_lop_4.docx