Bài tập ôn tập nghỉ dịch covid môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 10 đến 25
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập ôn tập nghỉ dịch covid môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 10 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài tập ôn tập nghỉ dịch covid môn Tiếng Việt Lớp 4 - Tuần 10 đến 25
Bài tập ụn cho học sinh ở nhà trong thời gian nghỉ do dịch Covid-19 ( Khối lớp 4) Bài kiểm tra tuần10 Phân môn :Luyện từ và câu Bài 1: Xếp các từ ghép sau vào bảng cho phù hợp: hoa quả, xe máy, núi rừng, hoa hồng, làng mạc, nhà cửa, sách vở, cây tre, con trâu, quần áo, Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Từ ghép có nghĩa phân loại: Bài 2:Gạch dưới từ dùng sai trong đoạn văn sau: Bà tôi kể lại: hồi ông nội tôi còn sống, ông tôi là người rất trung nghĩa. Mặc dù bọn xấu mua chuộc ông bằng đủ mọi cách để ông bao che tội cho chúng, nhưng ông không chịu. Ông tôi luôn nói ra sự thật và làm việc theo lẽ phải Bài 3 : Điền thành ngữ hoặc tục ngữ tương ứng với mỗi nghĩa sau: - Thương yêu mọi người như yêu bản thân mình: - Đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn: - Tính thẳng thắn, bộc trực. - Mong ước điều gì được đáp ứng như ý. Bài 4: Viết tiếp vào chỗ trống 4 từ ghép có chứa tiếng “ước” ................................................................................................................................................... Bài 5: Với mỗi loại sau hãy tìm 3 từ: Từ láy âm đầu Từ láy vần Từ láy cả âm và vần Bài 6: Tìm 4 từ ghép là tên gọi của các loại bút: Bài 7: Đặt câu với mỗi từ sau: Mong ước: Phát minh: Bài kiểm tra tuần 11 Phân môn :Luyện từ và câu Bài 1: 1a) Gạch dưới từ không phải là động từ trong mỗi dãy từ sau 1. cho, biếu, tặng, sách, mươn, lấy 2. ngồi, nằm, đi, đứng, chạy, nhanh 3. ngủ, thức, im, khóc, cười, hát 4. hiểu, phấn khởi, lo lắng, sợ hãi 1b) Gạch dưới từ không phải là tính từ trong mỗi dãy từ sau 1. tốt, xấu, hiền, khen, thông minh, thẳng thắn 2. đỏ tươi, xanh thắm, vàng óng, hiểu biết, tím biếc 3. tròn xoe, méo mó, lo lắng, dài ngoẵng, nặng trịch, nhẹ tênh Bài 2: Trong các từ được gạch chân ở đoạn văn sau có từ là động từ, danh từ hoặc tính từ. Em hãy ghi D dưới các danh từ, ghi Đ dưới các động từ và ghi T dưới các tính từ: Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: “Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em” Bài 3 : Tìm tính từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu sau: a) Mẹ em nói năng rất b) Bạn Hà xứng đáng là người con ., trò .. c) Trên đường phố, mội người và xe cộ đi lại . d) Hai bên bờ sông, cỏ cây và những dãy núi .. hiện ra rất ......................................... Bài 4: Điền tiếng kiên hoặc tiếng quyết vào những chỗ trống để tạo các từ ghép hợp nghĩa: .. ..cường . chiến .trung . chí . trì .liệt tâm nhẫn Bài 5: Viết vào mỗi chỗ trống 2 từ : Từ gốc: Từ ghép Từ láy Đẹp Xanh Xấu Bài 6: Đặt 2 câu có sử dụng tính từ, gạch chân tính từ đó: Phiếu ôn tập tuần 12 Môn: Tiếng Việt Bài 1: Gạch chân các tính từ trong đoạn thơ sau: Em mơ làm mây trắng Bay khắp nẻo trời cao Nhìn non sông gấm vóc Quê mình đẹp biết bao! Em mơ làm nắng ấm đánh thức bao mâm xanh Vươn lên từ đất mới Mang cơm no áo lành. Đoạn trên có: - Các động từ là :................................................................................................ - Các danh từ là :................................................................................................ Bài 2: Cho các từ: thoang thoảng, rất, đậm, nhất Điền các từ chỉ mức độ đã cho trên đây vào chỗ trống cho phù hợp: Ngọc lan là giống hoa quý. Hoa rộ vào mùa hè. Sáng sớm tinh mơ, những nụ lan đã he hé nở, hương lan toả theo làn gió nhẹ. Đến giữa trưa, nắng càng gắt, hương lan càng thơm Hương toả ngào ngạt khắp cả xóm khiến cho người ngây ngất. Bài 3: Với mỗi ô trống cho hai ví dụ về các thể hiện mức độ khác nhau của mỗi đặc điểm: Cách thể hiện mức độ vàng đẹp ngoan hiền Tạo ra các từ láy ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ Tạo ra các từ ghép ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ Thêm các từ Rấtt, quá, lắm... ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ Tạo ra phép so sánh ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ ......................... ........................ Bài 4: Viết lại 3 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về ý chí, nghị lực của con người (sự kiên trì, lòng quyết tâm) Phiếu bàI tập tuần 13 Môn Tiếng Việt Chép đoạn văn sau cho đúng chính tả: Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi: Chị ơi, em em - Nguyên bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát cơm còn nóng nhìn em khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như em định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại. Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội? - Nguyên nhìn tôi không chớp mắt . Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với em ra sao? Đi bộ đội hay đi học?Tôi thấy khó quá! (Theo Thùy Linh, Mặt trời bé con của tôi) Bài 1: Tìm trong đọan văn trên: 5 danh từ chung: 5 động từ: 5 tính từ: Bài 2: Viết lại các câu hỏi trong đoạn văn trên. Với mỗi câu hỏi hãy xác định rõ: Người hỏi là ai? Câu hỏi đó để hỏi ai? Dấu hiệu nhận biết (Từ để hỏi)? Bài 3: Viết lại một câu tùy ý có trong đoạn. Hãy đặt các câu hỏi xung quanh nội dung câu đó. Mẫu: Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi. Nguyên bảo tôi vào khi nào? Gần cuối bữa ăn ai bảo tôi? Nguyên bảo ai vào lúc gần cuối bữa ăn? Bài 4: Giải nghĩa câu thành ngữ, tục ngữ sau: Chị ngã em nâng Có công mài sắt có ngày nên kim Với mỗi thành ngữ, tục ngữ trên em hãy tìm thêm một thành ngữ, tục ngữ khác có nghĩa tương tự. HS làm bài vào vở Luyện Tiếng Việt Phiếu ôn tập tuần 14 Môn: Tiếng Việt Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt) Bài 1: a) Viết tiếp 3 từ ghép có chứa tiếng quyết nói về ý chí và nghị lực của con người: Quyết chí, ............... b) Viết tiếp 5 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích: Thử thách, .............. c) Viết tiếp 5 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực: Nản lòng, ............ Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau: a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. ... b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích. ... c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. ... Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó: a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. d) Người yêu em nhất chính là mẹ e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. ở đâu? Thế nào? Làm gì? Là ai Bài 4: Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau: a)Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng: ... b) Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn: ... c) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó: ... Bài 5: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau: a) Cậu có biết chơi cờ vua không? b) Anh vừa mới đi học về à? c) Mẹ sắp đi chợ chưa? d) Làm sao bạn lại khóc? Phiếu ôn tập tuần 15 Môn: Tiếng Việt Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Kéo co”. (Vở luyện Tiếng Việt) Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm các từ ngữ: a) Chỉ đồ chơi thường được các bạn gái ưa thích:. b) Chỉ trò chơi thường được các bạn gái ưa thích: .................... c) Chỉ đồ chơi thường được các bạn trai ưa thích: . b) Chỉ trò chơi thường được các bạn trai ưa thích: ............... e) Chỉ trò chơi thường được cả bạn trai và bạn gái cùng ưa thích: ........... Bài 2: Khoanh vào chữ cái trước từ chỉ trò chơi có hại: a. Múa sư tử, múa lân b. Bắn súng cao su c. Kéo co d. Thả diều e. Nhảy ngựa g. Bịt mắt bắt dê h. Bắn súng phun nước hoặc súng phát ra lửa h. Thi trượt trên lan can cầu thang Bài 3: Cho đoạn thơ miêu tả trò chơi đá cầu của các bạn nhỏ: Anh nhìn cho tinh mắt Tôi đá thật dẻo chân Cho cầu bay trên sân Đừng để rơi xuống đất Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khoẻ người Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui học càng vui Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ trên và ghi vào bảng sau: Danh từ Động từ Tính từ Bài 4: Khoanh vào chữ cái trước tình huống chưa thể hiện phép lịch sự của người hỏi: a) Mẹ hỏi Sơn: “Mấy giờ con tan học?” b) Sơn hỏi Hà: “Mấy giờ sẽ họp lớp?” c) Thắng hỏi Liên: “Mượn bút chì màu một lúc có được không?” d) Liện hỏi mẹ: “Tối nay mẹ có bận không ạ?” e) Hà thỏ thẻ với bà: “Bà có cần cháu xâu kim giúp bà không ạ?” g) Phương hỏi Thảo: “ Vì sao hôm qua không đi học?” Bài 5: Em hãy đặt câu hỏi thể hiện thái độ lịch sự khi hỏi trong mỗi tìnhh uống sau: Em hỏi một người lớn tuổi về đường đi: Em hỏi mẹ xem mình được ăn gì trong bữa cơm tối? Bài 6: Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: Hàng ngày em vân dùng cây bút “Hồng Hà” mẹ mua cho dạo đầu năm học. Hôm nay, không hiểu sao cây bút trở chứng, không chịu ra mực. Bạn Ngân ngồi bên đã trao cho em cây bút chì để dùng tạm. Cây bút chì dài khoảng một gang tay, sơn màu trắng kẻ sọc xanh lơ đều đặn. Dọc theo thân bút có khắc hàng chữ màu đen ánh nhũ vàng: Bến Nghé. Đấy là tên cơ sở sản xuất của cây bút. Ruột bút màu đen tuyền nằm giữa lớp gỗ màu nâu nhạt. Cây bút chì giống như chiếc đũa dài nhưng một đầu đã được chuốt nhọn nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn chiếc kim khâu, còn đầu kia to hơn, đường kính dài khoảng gần một ô vở. Phía trên cây bút gắn sẵn một cục tẩy màu hồng nhỏ xíu. Bao quanh cục tẩy là một mảnh đồng vàng óng. Em đã dùng cây bút của bạn Ngân để ghi bài học. Dùng xong em trao trả lại bạn mà không quên lời cảm ơn. Cây bút chì của Ngân đã giúp em hoàn thành bài hôm đó. Nó giúp em hiểu thêm tính cẩn thận của Ngân và tình bạn của bạn đối với em : a) Xác định đoạn: Đánh số vào 1 trước đoạn mở bài, đánh số 2 trước đoạn thân bài, đánh số 3 trước đoạn kết bài. b) Nêu cách viết : - Mở bài: (trực tiếp hay gián tiếp): .... - Nội dung đoạn mở bài: . - Kết bài: (mở rộng hay không mở rộng):....... - Nội dung đoạn kết bài: . - Thân bài: Chi tiết được miêu tả Nội dung miêu tả cụ thể ................................... ................................... .................................. ................................... ................................... ................................... ................................... ......................................................................................................... ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. ................................................................................................................. .......................................................................... c) Tác giả sử dụng giác quan nào khi miêu tả : ................................................................... d) Tác giả miêu tả cây bút theo trình tự nào : ................................................................................................................................ Đề cương ôn tập cuối học kì 1 Môn Tiếng Việt 1. Tập đọc : Luyện đọc và trả lời các câu hỏi cuối bài tuần 9 và các bài từ tuần 11 đến tuần 18. 2. Chính tả : - Bài viết : Ôn các bài chính tả trong SGK từ tuần 11 đến tuần 18 Luyện viết theo yêu cầu hàng ngày của giáo viên. - Bài tập: Điền hoặc tìm tiếng, từ có chứa các âm, vần đã học. 3. Luyện từ và câu: + Hệ thống hoá từ ngữ thuộc các chủ điểm: ý chí - Nghị lực; Đồ chơi – Trò chơi + Từ đơn và từ phức (từ ghép + từ láy) + Từ loại: danh từ, động từ, tính từ + Câu hỏi, mục đích sử dụng câu hỏi + Thành phần trong câu: Vị ngữ + Dấu câu: Dấu hai chấm, dấu ngặc kép 4. Tập làm văn: Ôn tập hai thể loại chính: Kể chuyện và miêu tả + Kể chuyện: - Kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc bằng lời của nhân vật hoặc kể câu chuyện được chứng kiến, tham gia nói về người có ý chí và nghị lực. + Miêu tả: HS viết một đoạn văn tả đồ vật hoặc đồ chơi. Phiếu nâng cao tuần 15 Môn: Tiếng Việt Đọc bài văn sau: Cánh diều tuổi thơ Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác như diều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đó là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : "Bay đi diều ơi ! Bay đi !’ Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo bao nỗi khát khao của tôi. I.Tập đọc: 1. Bài văn được chia làm mấy đoạn? a. 2 đoạn b. 3 đoạn c. 4 đoạn 2.a) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 1: a. Miêu tả cánh diều tuổi thơ b. Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan khác nhau: mắt nhìn, tai nghe c. Miêu tả cánh diều bằng các giác quan và niềm vui sướng của trẻ em với trò chơi thả diều thi. b) Chọn ý đúng nhất nêu nội dung đoạn 2: a. Vẻ đẹp của bầu trời ban đêm trên bãi thả diều. b. Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những khát khao, ước mơ cao đẹp. c. Tác giả mong được gặp nàng tiên áo xanh bay đến từ trời. 2. Ghi lại các từ ghép miêu tả: - cánh diều: - tiếng sáo diều: .. - bãi thả diều: 3. Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ : huyền ảo a. rất đẹp, cái đẹp có thể nhìn rất rõ ràng. b. đẹp một cách kì lạ, nửa thực, nửa hư. c. đẹp khó tả, khó có thể thấy rõ ràng, thỉnh thoảng mới xuất hiện. 4. Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói gì về cánh diều tuổi thơ? a. Cánh diều là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ. b. Cánh diềuđem lại niểm vui sướng và khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. c. Cánh diều đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ. II. Luyện từ và câu: 1. Tập hợp nào dưới đây ghi đúng và đủ các từ láy có trong bài? a. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao. b. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, ngọc ngà, khát khao, sao sớm. c. Chiều chiều, hò hét, mềm mại, vi vu, tha thiết, thảm nhung, ngọc ngà, khát khao. 2. Trong câu “Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng” em có thể thay bằng từ “vi vu” bằng từ nào sau đây? a. ngân nga b. du dương c. líu lo Vì sao em chọn từ đó? 3. Trong bài văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? a. Biện pháp so sánh b. Biện pháp nhân hoá. c. Cả hai biện pháp trên. 4. Trong câu: “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.” bộ phận nào giữ chức vụ chủ ngữ: a. Tuổi thơ b. Tuổi thơ của tôi c. Tuổi thơ của tôi được nâng lên 5. Tìm trong bài và viết lại: - 5 danh từ: . - 5 động từ: . - 5 tính từ: ... III. Cảm thụ: Đọc đoạn văn: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ muc đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Em hãy cho biết: Tác giả tả trò chơi thả diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Vì sao tác giả nghĩ rằng “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều”? IV. Tập làm văn: Quyển sách, cây bút, thước kẻ, cái gọt bút chì, là những đồ vật từng gắn bó thân thiết với em trong học tập. Hãy miêu tả, kết hợp nêu kỉ niệm đáng nhớ về một trong những đồ vật thân thiết đó. Phiếu ôn tập tuần 16 Môn: Tiếng Việt Rèn chữ: Chép lại đoạn 1 (5 dòng đầu) bài “Cánh diều tuổi thơ”. (Vở luyện Tiếng Việt) Bài 1: Viết vào bảng phân loại tên các trò chơi sau: Chơi ô ăn quan, thi nhảy dây, thi đặt câu hỏi, rước đèn ông sao, chơI tú lơ khơ, cùng chơI đoán từ, kể chuyện tiếp sức, bịt mắt bắt dê Trò chơi học tập Trò chơi giải trí b) Viết tiếp 5 từ nói về những khó khăn, thử thách, đời hỏi con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua để đạt được mục đích: Thử thách, .............. c) Viết tiếp 5 từ có nghĩa trái ngược với ý chí và nghị lực: Nản lòng, ............ Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân trong mỗi câu sau: a) Nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. ... b) Chú bé Đất muốn trở thành người xông pha, làm được nhiều việc có ích. ... c) Thuở đị học, Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn của ông dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém. ... Bài 3: Nối câu có phần in đậm với từ nghi vấn phù hợp để hỏi cho phần in đậm đó: a) Tiếng mưa rơi lộp độp trên mái nhà. b) Đường phố lúc nào cũng nườm nượp người đi lại. c) Bến cảng lúc nào cũng đông vui. d) Người yêu em nhất chính là mẹ e) Giờ ra chơi các bạn gái thường nhảy dây. g) Ngoài đồng, bà con đang thu hoạch lúa. ở đâu? Thế nào? Làm gì? Là ai Bài 4: Viết vào chỗ chấm một câu câu hỏi với mục đích khác cho mỗi tình huống sau: a)Khen một người bạn có lòng tốt đã giúp đỡ mình một việc quan trọng: ... b) Khẳng định một điều mình biết về thành tích học tập của một người bạn: ... c) Muốn bạn giúp mình một việc cụ thể nào đó: ... Bài 5: Gạch chân từ nghi vấn trong mỗi câu hỏi sau: a) Cậu có biết chơi cờ vua không? b) Anh vừa mới đi học v
File đính kèm:
- bai_tap_on_tap_nghi_dich_covid_mon_tieng_viet_lop_4_tuan_10.doc