Đề ôn tập nghỉ dịch covid môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4

doc 4 trang Xuân Hạnh 05/12/2024 280
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập nghỉ dịch covid môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề ôn tập nghỉ dịch covid môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4

Đề ôn tập nghỉ dịch covid môn Toán + Tiếng Việt Lớp 4
Đề ôn tập ở nhà lớp 4 - Nghỉ dịch Corona
ĐỀ TỰ KIỂM TRA MÔN TOÁN 4
Câu 1: Số vừa chia hết cho 2,3 và 5 là:
 4360 B. 5620 C. 6720 D. 4520
Câu 2: Cho 3 m2 5 cm2 =............cm2. Số cần điền vào chỗ chấm là:
35 B. 305 C. 3005 D. 30005
Câu 3: Cho 3 giờ 5 phút =............. phút. Số cần điền vào chỗ chấm là:
25 B. 305 C. 8 D. 185
Câu 4: Cho: x : 567 = 345 ( dư 28). Giá trị của x là: 
195 643 B. 195 615 C. 195 587 D. 940
Câu 5: Năm 1938 kỉ niệm 1000 năm Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Vậy năm Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán thuộc thế kỉ: 
 XIX	B. X C. IX	 D. XX 
Câu 6: Giá trị của biểu thức: 8456 – 234 x 32 là:
 A. 263 104	B. 18 528	 C. 968	 D.15 994
Câu 7: Một đoàn xe chở gạo vào thành phố trong đó 3 xe đi đầu chở được 150 tạ gạo, 2 xe đi sau mỗi xe chở được 70 tạ gạo. Vậy trung bình mỗi xe chở được số tạ gạo là :
145 kg B. 44 tạ C. 118 kg D. 58 tạ
Câu 8: Một trường tiểu học có 40 lớp, trung bình mỗi lớp có 42 học sinh. Số học sinh nam nhiều hơn số học sinh nữ là 30 em. Vậy số học sinh nam của trường đó là:
 A. 57 học sinh B. 825 học sinh C. 855 học sinh	 D. 27 học sinh
Câu 9: Một hình bình hành có độ dài đáy là 46 cm, chiều cao gấp 2 lần độ dài đáy. Vậy diện tích hình bình hành đó là:
 A. 92 cm2 B. 1058 cm2 C. 4232 cm D. 4232 cm2
Câu 10: Một công viên hình chữ nhật có chu vi là 1080 m. Chiều dài hơn chiều rộng 120 m. Diện tích công viên đó là:
A. 288 000 m2	B. 69 300 m2	C.288 000 m	 D. 69 300 m
ĐỀ TỰ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT 4
Em hãy đọc đoạn văn dưới đây rồi thực hiện làm bài đọc hiểu + Luyện từ và câu trước bằng cách nhập đáp án vào phía bên phải trang này, bài luyện viết và luyện tập làm văn chúng ta làm ra vở sau nhé!
 Sự sẻ chia bình dị
“ Đôi khi một cử chỉ nhỏ của bạn cũng có thể làm thay đổi
Hoặc tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của người khác.”
	Tôi đứng xếp hàng ở bưu điện để mua tem gửi thư. Ngay sau tôi là một người phụ nữ với hai đứa con còn rất nhỏ. Hai đứa nhỏ khóc lóc, không chịu đứng yên trong hàng. Bà mẹ trông cũng mệt mỏi và nhếch nhác như mấy đứa trẻ. Thấy thế, tôi liền nhường chỗ của tôi cho bà. Bà cảm ơn tôi rồi vội vã bước lên.
	Nhưng đến lượt tôi thì bưu điện đóng cửa. Khi đó tôi cảm thấy thực sự rất bực mình và hối hận vì đã nhường chỗ cho người khác. Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
	Tôi sững người, không ngờ rằng chỉ đơn giản bằng một hành động nhường chỗ của mình, tôi đã giúp người phụ nữ ấy và hai đứa trẻ qua được một đêm giá rét. Tôi rời khỏi bưu điện với niềm vui trong lòng. Tôi không còn có cảm giác khó chịu khi nghĩ đến việc lại phải lái xe đến bưu điện, tìm chỗ đậu xe và đứng xếp hàng nữa mà thay vào đó là cảm giác thanh thản, phấn chấn.
	Kể từ ngày hôm đó, tôi cảm nhận được sự quan tâm của mình đến mọi người có giá trị như thế nào. Tôi bắt đầu biết quên mình đi và biết chia sẻ với người khác vì tôi nhận ra đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ, bình dị của mình cũng có thể làm ấm lòng, làm thay đổi hoặc tạo nên sự khácc biệt và ý nghĩa cho cuộc sống của một người khác.
 Sưu tầm
1. Luyện đọc: Em hãy đọc 3 lần bài “ Sự sẻ chia bình dị”. 
2. Luyện viết: Em hãy viết lại bài ““ Sự sẻ chia bình dị” vào vở đoạn : từ đầu đến “ vội vã bước lên”
3. Luyện đọc hiểu và Luyện từ và câu: Em hãy chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Vì sao nhân vật “tôi” trong câu chuyện lại nhường chỗ xếp hàng cho mẹ con người phụ nữ đứng sau?
a. Vì thấy mình chưa vội lắm.
b. Vì người phụ nữ trình bày lí do của mình và xin được nhường chỗ.
c. Vì thấy hoàn cảnh của mẹ con người phụ nữ thật đáng thương.
Câu 2: Sau khi nhường chỗ, vì sao nhân vật “tôi” lại cảm thấy bực mình và hối hận?
a. Vì thấy mẹ con họ không cảm ơn mình.
b. Vì thấy mãi không đến lượt mình.
c. Vì bưu điện chỉ làm việc đến mẹ con người phụ nữ là họ đóng cửa.
Câu 3: Việc gì xảy ra khiến nhân vật “tôi ” lại rời khỏi bưu điện với “ niềm vui trong lòng”?
a. Vì biết rằng việc làm của mình đã giúp cho một gia đình tránh được một đêm đông giá rét.
b. Vì đã mua được tem thư.
c. Vì đã không phải quay lại bưu điện vào ngày hôm sau.
Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
a. Cần phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người khác.
b. Muốn được người khác quan tâm, cần phải biết quan tâm giúp đỡ người khác.
c. Giúp đỡ người khác sẽ được trả ơn.
Câu 5: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?
Chợt người phụ nữ quay sang tôi nói: “Tôi cảm thấy rất ái ngại! Chỉ vì nhường chỗ cho tôi mà cô lại gặp khó khăn như vậy. Cô biết không, nếu hôm nay tôi không gửi phiếu thanh toán tiền gas, thì công ti điện và gas sẽ cắt hết nguồn sưởi ấm của gia đình tôi.”
a. Báo hiệu bộ phận đứng sau dấu hai chấm là lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Báo hiệu bộ phận câu đứng sau dấu hai chấm là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
c. Cả hai ý trên.
Câu 6: Nhóm nào sau đây toàn từ láy?
a. đường đua, tiếp tục, khập khiễng, bền bỉ, cuối cùng, lo lắng.
b. lẩy bẩy, khập khiễng, rạng rỡ, âu yếm, đám đông, khó khăn, đau đớn.
c. khập khiễng, rạng rỡ, bền bỉ, lo lắng, líu lo, đau đớn.
Câu 7: Cho đoạn văn:
 Nhiều người vẫn nghĩ loài cây bao báp kì diệu chỉ có ở châu Phi. Nhưng thực ra tại châu lục đen chỉ có duy nhất một loài bao báp. Còn trên đảo Ma-đa-ga-xca ở Ấn Độ Dương có tới tận bảy loài. Một loài trong số đó còn được trồng thành đồn điền, vì từ hạt của nó có thể chế được loại bơ rất ngon và bổ dưỡng.
Trong đoạn văn trên có mấy danh từ riêng:
a. 1
b. 2
c. 3
Câu 8: Câu nào dưới đây thuộc kiểu câu kể Ai làm gì?
a. Một hôm, trời trong xanh, gió mát rượi.
b. Bác Mèo nằm ngủ lim dim trên hè.
c. Độ này bác có mạnh giỏi không?
Câu 9: Dòng nào dưới đây chỉ từ ghép mang ý nghĩa tổng hợp:
a. xe cộ, xe đạp, rừng núi, hoa huệ, tươi vui
b. xe đạp, xe máy, con cừu, học gạo
c. nhà cửa, tươi vui, rừng núi, xe cộ
Câu 10: Câu văn “Mặt trời cuối thu chọc thủng màn sương từ từ nhô lên ngàn cây trên dãy núi đồi lẹt xẹt.” có mấy động từ?
a. Một động từ
b. Hai động từ
c. Ba động từ
4. Luyện Tập làm văn: Em hãy viết vào vở đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu kể về việc em đã chia sẻ điều gì đó với người xung quanh.

File đính kèm:

  • docde_on_tap_nghi_dich_covid_mon_toan_tieng_viet_lop_4.doc