Giáo án HĐTN Lớp 3 Sách KNTT - Chương trình cả năm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án HĐTN Lớp 3 Sách KNTT - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án HĐTN Lớp 3 Sách KNTT - Chương trình cả năm

TUẦN 1 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ: TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH SINH HOẠT DƯỚI CỜ: CHÀO NĂM HỌC MỚI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Nhận thức được ý nghĩa của ngày khai giảng năm học mới. Thể hiện được cảm xúc vui vẻ, hào hứng, tự hào, có ấn tượng tốt đẹp về ngày khai giảng năm học mới. 2. Làm chủ được cảm xúc của bản thân, tự tin thể hiện hình ảnh của bản thân trong các tình huống giao tiếp và trong ngày khai giảng năm học mới. 3. Biết yêu trường, yêu lớp; tính tự chủ, tự tin, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỉ luật, biết lắng nghe. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. 1. Giáo viên: - Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video hài... - Văn nghệ: Tiết mục với nội dung hát, múa vể mái trường, thầy cô, bạn bè. 2. Học sinh: - Mặc lịch sự, sạch sẽ; đầu tóc gọn gàng. - Hoa, cờ cầm tay, cờ đuôi nheo, ảnh Bác. - Biểu diễn các tiết mục văn nghệ chào mừng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - Nhà trường triển khai kế hoạch tuần 1 và phổ biến quy định trường, lớp. 2. Sinh hoạt dưới cờ - Tìm hiểu “hình ảnh bản thân” (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. *HĐ1: Các chương trình văn nghệ - Nhà trường tổ chức các hoạt động văn nghệ theo chủ đề Mùa thu – mùa khai trường. *HĐ2: Chia sẻ cảm xúc của em - GV tổ chức cho HS chia sẻ cảm xúc của ngày tựu trường và mời một số HS lời các câu hỏi: + Trong thời gian nghỉ hè, em đã làm những gì? + Em có mong đến ngày tựu trường không? Vì sao? + Cảm xúc của em khi bước vào năm học mới thế nào? + Em ấn tượng gì nhất trong lễ khai giảng? - GV giới thiệu ý nghĩa của ngày khai trường. 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhấn mạnh một số hoạt động học tập, rèn luyện khi bước vào năm học mới. - GV yêu cầu HS về nhà chia sẻ với bố mẹ, người thân về những niềm vui, tình cảm về ngày khai trường. - HS tập trung trật tự tại sân trường. - HS chào cờ. - HS hát - Lắng nghe - HS phát biểu cảm xúc của mình và trả lời câu hỏi. - Em ở nhà, em đi về quê thăm ông bà... - Có, vì sẽ gặp được bạn bè... - Rất vui vẻ, hạnh phúc... + Được mặc quần áo đồng phục mới, các em lớp 1 vẫy cờ,... - HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY .. .. .. ___________________________________________________ TUẦN 2 KẾ HOẠCH DẠY HỌC SINH HOẠT DƯỚI CỜ: CÂU LẠC BỘ THEO SỞ THÍCH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. HS biết lựa chọn câu lạc bộ theo sở thích. 3. HS có thái độ thân thiện, vui tươi, giúp đỡ chia sẻ với mọi người xung quanh. Hình thành phẩm chất nhân ái và trung thực. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: - Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video 1 số câu lạc bộ... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: “Câu lạc bộ theo sở thích” (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát. *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. * HĐ 1: Tìm hiểu 1 số các câu lạc bộ - GV cho HS xem video 1 số câu lạc bộ toán, tiếng việt, tiếng anh, bóng đá. - Gv hỏi: + Ở câu lạc bộ Toán, các bạn đã có những hoạt động nào? + Câu lạc bộ bóng đá các bạn có những dụng cụ nào? Các bạn tập ở đâu? + Với câu lạc bộ tiếng anh, các bạn đã có những hoạt động nào? + Qua đoạn video các bạn tham gia các câu lạc bộ như thế nào? + Thích câu lạc bộ nào nhất? Vì sao? - GV nhận xét. *GV kết luận: Mỗi câu lạc bộ đều có những ưu điểm riêng. Tuỳ theo sở thích của mình để lựa chọn câu lạc bộ cho phù hợp. * HĐ 2: Chia sẻ câu lạc bộ - GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi trong vòng 2’. Cùng chia sẻ thích tham gia câu lạc bộ. - Gọi cặp đôi chia sẻ trước lớp. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét. 3. Cam kết hành động (4-5’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS tập trung trật tự trên sân - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS khởi động theo bài hát: Tôi yêu bóng đá. - HS lắng nghe - Quan sát + Đọc sách, làm bài nhóm, chơi các trò chơi, + Bóng + Ở sân + Giao tiếp với các cô nước ngoài, thảo luận nhóm, + thích thú, vui vẻ, + HS trả lời - Lắng nghe - Cặp đôi chia sẻ trước lớp. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) ____________________________________________ TUẦN 3 KẾ HOẠCH DẠY HỌC SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIAO LƯU TÀI NĂNG HỌC TRÒ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT HS có khả năng: 1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. Biết thể hiện 1 số tài năng. 3. Có ý thức trách nhiệm, thân thiện với mọi người. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: - Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video... 2. Học sinh: Vòng mây hoặc vòng nhựa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. *HĐ1: Chiếu 1 số đoạn video bạn nhỏ lắc vòng, làm toán nhanh. - Tổ chức cho hs xem đoạn video. - GV hỏi: + Các bạn có những tài năng gì qua đoạn video? + Em thấy các bạn như thế nào? + Em có muốn được như các bạn không? *GV kết luận: Các bạn tài năng cũng cần phải tập luyện thường xuyên,... *HĐ2: Thực hành - GV tổ chức hs thực hành - GV yêu cầu HS chuẩn bị các dụng cụ từ tiết trước. - Yêu cầu lớp trưởng kiểm tra và báo cáo. - Yêu cầu lớp thảo luận nhóm đưa ra những dụng cụ chuẩn bị thể hiện tài năng. + Nhóm lắc vòng + Nhóm tâng bóng + Nhóm lắc dây bằng tay - Gọi đại diện nhóm thể hiện trước lớp. - GV nhận xét và tuyên dương. GV giới thiệu 1 số những tài năng của các bạn khác. 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS tập trung trật tự trên sân - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS hát - Lắng nghe - HS quan sát - HS trả lời + Lắc vòng. Làm toán nhanh + Rất giỏi + Có - Lắng nghe - HS mang vòng mây, dây chun, bóng - Lớp trưởng kiểm tra và báo cáo. - Thảo luận nhóm. - Lắng nghe - Đại diện nhóm thể hiện trước lớp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) _____________________________________________ TUẦN 4 KẾ HOẠCH DẠY HỌC SINH HOẠT DƯỚI CỜ: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Giới thiệu và nêu được một số các câu lạc bộ nơi mình sinh sống. 2. Rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống. 3. Yêu cái đẹp, gìn giữ các nét đẹp của câu lạc bộ. Tự hào và bảo vệ những câu lạc bộ có ở địa phương. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet. Giấy A3, video giới thiệu câu lạc bộ. 2. Học sinh: Giấy màu, keo, kéo, bìa cứng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. *HĐ 1: Giới thiệu một số sản phẩm của các câu lạc bộ - GV chiếu 1 số video câu lạc bộ vẽ tranh - GV hỏi: + Các bạn thể hiện các bức tranh như thế nào? + Các bức tranh được thực hiện theo chủ đề nào? - GV chiếu 1 số video câu lạc bộ nặn gốm + Các bạn trong video đã nặn những đồ vật nào? + Để làm ra các sản phẩm các bạn đã sử dụng những nguyên liệu nào? + Để làm ra các sản phẩm đẹp chúng ta phải như thế nào? *GV kết luận: Có rất nhiều sản phẩm của các câu lạc bộ. Chúng ta cần phải học tập và muốn làm ra những sản phẩm đẹp cần phải kiên trì, sáng tạo, * HĐ2: Làm sản phẩm - GV kiểm tra đồ dùng của các nhóm. - GV nhận xét. - Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm 4 trong 2’. Tự làm những sản phẩm mà e thích. - GV phát giấy A3 yêu cầu các nhóm dán các sp. Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - GV nhận xét và tuyên dương những sản phẩm đẹp. 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề - HS tập trung trật tự trên sân - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS hát. - HS lắng nghe - Quan sát + Đẹp, + Ngôi nhà mơ ước + cái bát, lọ hoa + đất sét, bàn xoay, + khéo léo, chăm chỉ, sáng tạo, - Lắng nghe - HS thực hiện - HS thực hiện theo nhóm 4 trong 2’. + Làm ví, quạt, - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - Lắng nghe IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) .. ... _________________________________________ TUẦN 5 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: NẾP SỐNG ĐẸP SINH HOẠT DƯỚI CỜ: ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 2. Hiểu được ý nghĩa và những hoạt động của ngày Tết trung thu. 3. Có ý thức trách nhiệm, thân thiện với mọi người. II. ĐỒ DÙNG 1. Giáo viên: - Loa, míc, máy tính có kết nối mạng Internet, video giới thiệu mặt nạ Trung thu. - Bìa cứng, giấy màu, keo, kéo. 2. Học sinh: Giấy màu, keo, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. *HĐ 1: Xem video Chú Cuội trên cung trăng - GV hỏi: + Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý? + Chú Cuội dùng cây thuốc làm gì? + Thuật lại các việc xảy ra với vợ Cuội. + Vì sao Cuội lên cung trăng? *KL: Qua câu chuyện trên chúng ta biết sự tích chú Cuội cung trăng. Giải thích hiện tượng tự nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. *HĐ 2: Giới thiệu các loại mặt nạ Trung thu. - GV chiếu video giới thiệu các loại mặt nạ Trung thu. - GV hỏi: + Em hãy kể tên các nguyên liệu làm mặt nạ? + Em thường sử dụng mặt nạ vào những dịp nào? + Em thích mặt nạ nào nhất? Vì sao? + Ngoài mặt nạ em còn sử dụng những đồ dùng nào vào dịp Tết Trung thu? - Gv nhận xét. * GV kết luận: Những chiếc mặt nạ luôn là món đồ chơi được nhiều trẻ nhỏ ưa thích vào mỗi dịp Tết Trung thu cùng với những đèn ông sao, đèn kéo quân. Những chiếc mặt nạ truyền thống cũng chứa đựng rất nhiều những nét đẹp văn hóa của người Việt. *HĐ 3: Làm mặt nạ - GV kiểm tra đồ dùng của các nhóm. - GV nhận xét. - Yêu cầu hs thực hiện theo nhóm 4 trong 2’. Làm mặt nạ mà e thích. - GV yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - GV nhận xét và tuyên dương những sản phẩm đẹp. 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS tập trung trật tự trên sân - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS hát: Chiếc đèn ông sao - HS lắng nghe + Chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý nhờ dịp được nhìn thấy hổ mẹ đã dùng cây thuốc đó để cứu cho hổ con sống lại. + Chú Cuội dùng cây thuốc quý để cứu sống nhiều người, trong đó có con gái của phú ông. Vì thế, phú ông gả con gái cho Cuội + Vợ Cuội trượt ngã vỡ đầu, Cuội phải nặn cho vợ một bộ óc bằng đất rồi rịt thuốc vào. Vợ Cuội nhờ đó đã tỉnh lại nhưng mắc chứng hay quên. + Vì vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cầy thuốc quý làm cho nó bay lên trời. Sợ mất cây thuốc quý đó, Cuội chạy lại túm vào rễ cây để níu lại nhưng nó vẫn bay lên mang theo cả Cuội tới cung trăng. - Lắng nghe - HS quan sát - HS trả lời + Giấy, nhựa, dây chỉ, keo, + Trung thu, + Nhiều hs trả lời. + Đèn ông sao, - Lắng nghe - HS thực hiện - HS thực hiện theo nhóm 4 trong 2’ làm mặt nạ. - Đại diện các nhóm lên bảng trình bày. - Lắng nghe - HS lắng nghe, tiếp thu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) ______________________________________________ TUẦN 6 KẾ HOẠCH DẠY HỌC SINH HOẠT DƯỚI CỜ SÁCH BÚT THÂN YÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 2. HS phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống: Sắp xếp được đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng. năng lực tự chủ, suy nghĩ, giải được câu đố; Giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. 3 HS biết chăm học, phấn khởi hứng thú, tích cực đến trường học tập. HS yêu quý, trân trọng đồ dùng học tập của mình, sống có trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - 2 tiết mục văn nghệ chủ đề: Về đồ dùng học tập, góc học tập - Câu hỏi giao lưu: Câu đố về đồ dùng học tập. - 10 món quà nhỏ (bút chì, thước kẻ,) 2. HS: Sưu tầm các bài hát, thơ về đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động hát *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. - GV giới thiệu chủ đề. *HĐ 1: Biểu diễn các tiết mục hát, đọc thơ về dùng học tập. - GV mời 1 số lớp đã chuẩn bị các tiết mục. - GV nhận xét và tuyên dương. - GV đưa ra 1 số câu đố. Gọi HS trả lời. HS nào trả lời đúng được quà. + Cái mình đo đỏ Cái mỏ nâu nâu Xuống tắm ao sâu Lên cày ruộng cạn Là cái gì ? + Chị ơi xích lại cho gần Cho tôi chấm chút một hàng lệ rơi Là cái gì ? .. - GV nhận xét và tuyên dương. *HĐ 2: HS chia sẻ cách sắp xếp, góc học tập gọn gàng. - Yêu cầu HS chia sẻ cách sắp xếp, góc học tập ở nhà. - GV nhận xét ? Tại sao phải sắp xếp, góc học tập gọn gàng và cẩn thận? - GV nhận xét * GV kết luận: Cần phải sắp xếp, góc học tập gọn gàng, ngăn nắp giúp chúng ta tìm được đồ dễ dàng, đồ dùng được nâng niu cẩn thận làm cho đồ dùng được bền đẹp hơn. Bên cạnh đó cũng tạo được không gian thoáng đãng thoải mái khi làm bài... 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS tập trung trật tự trên sân - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - Lắng nghe - HS hát - Lắng nghe - 1 số lớp lên sân khấu thể hiện. - Lắng nghe - HS trả lời + Cái bút mực + Lọ mực - Lắng nghe - HS chia sẻ cách sắp xếp, góc học tập ở nhà. + Vì dễ tìm đồ dùng hơn, đồ dùng được bền và đẹp hơn,... - Lắng nghe - HS lắng nghe, tiếp thu. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT HỌC _________________________________________ TUẦN 7 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SINH HOẠT DƯỚI CỜ HỘI CHỢ TRAO ĐỔI ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. HS lắng nghe đánh giá, nhận xét tuần qua và phương hướng tuần tới; nhận biết những ưu điểm cần phát huy và nhược điểm cần khắc phục. 2. Rèn kĩ năng chú ý lắng nghe tích cực, kĩ năng trình bày, nhận xét; tự giác tham gia các hoạt động. HS biết trao đổi đồ dùng, đồ chơi. 3. HS có thái độ chăm học, phấn khởi hứng thú, giúp đỡ chia sẻ với mọi người. Hình thành phẩm chất nhân ái, trung thực, sống có trách nhiệm với bản thân. II. ĐỒ DÙNG Giáo viên: Ghế, mũ cho HS khi sinh hoạt dưới cờ. Video. Học sinh: Hoa bằng nhựa hoặc bằng lụa, đồ dùng học tập, đồ chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh 1. Chào cờ (15 - 17’) - HS tập trung trên sân cùng HS toàn trường. - Thực hiện nghi lễ chào cờ. - GV trực ban tuần lên nhận xét thi đua. - Đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới. 2. Sinh hoạt dưới cờ: (15 - 16’) *Khởi động: - GV yêu cầu HS khởi động theo bài hát. *Kết nối - GV dẫn dắt vào hoạt động. *HĐ 1: Xem video hội chợ - GV cho HS xem video. - GV hỏi: + Hội chợ bày bán những gì? + Không khí ở hội chợ như thế nào? + Em được đi hội chợ chưa? Ở đó có những gì? + Làm thế nào để hội chợ luôn sạch sẽ? - Gọi hs nhận xét * GV nhận xét và kết luận: Ở hội chợ có rất nhiều các mặt hàng khác nhau. Khi đi hội chợ không được nô ầm ĩ, vất rác đúng nơi quy định, *HĐ 2: Thực hành - GV yêu cầu hs lấy đồ dùng. Đã chuẩn bị từ trước. - GV kiểm tra chuẩn bị đồ dùng của hs. - GV nhận xét - Yêu cầu thảo luận những bạn có đồ dùng giống nhau sẽ cùng bán 1 mặt hàng. + Đồ dùng học tập + Các loại hoa bằng nhựa hoặc bằng lụa + Đồ chơi - Yêu cầu các nhóm trưởng chia sẻ mặt hàng của nhóm. - GV nhận xét và tuyên dương hs làm tốt. 3. Tổng kết, dặn dò (2- 3’) - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS. - GV dặn dò HS chuẩn bị nội dung HĐGD theo chủ đề. - HS tập trung trật tự trên sân - HS điểu khiển lễ chào cờ. - HS lắng nghe. - HS khởi động theo bài hát: Hội chợ vui - Lắng nghe - Quan sát + hoa, quả, đồ dùng, + Náo nhiệt, đông vui, + Tuyên truyền, giữ sạch sẽ, - HS nhận xét - Lắng nghe - HS tự chuẩn bị đồ dùng của mình. - Lắng nghe - HS chia sẻ mặt hàng của mình trước lớp. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (Nếu có) _____________________________________________ TUẦN 8 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SINH HOẠT DƯỚI CỜ NGÀY HỘI “TIÊU DÙNG THÔNG MINH” I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1
File đính kèm:
giao_an_hdtn_lop_3_sach_kntt_chuong_trinh_ca_nam.docx