Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Động từ - Năm học 2022-2023
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Động từ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Luyện từ và câu Lớp 4 - Bài: Động từ - Năm học 2022-2023

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2022 - 2023 TIẾNG VIỆT– LỚP 4 Ngày soạn: 01/11/2022 Ngày giảng: 04/11/2022 LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐỘNG TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là động từ? - Tìm được đúng các động từ trong các câu văn, đoạn văn. - Biết cách dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ. 3. Năng lực: - Góp phần hình thành năng tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 4. Phẩm chất: - Giáo dục học sinh ý thức tự giác, tích cực trong học tập. II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa,phiếu học tập, giáo án, bài giảng điện tử. - Học sinh: Sách giáo khoa, nháp. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, làm việc nhóm, đặt vấn dề và giải quyết vấn đề, thực hành, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não, chia sẻ nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động của giáo viên TG Hoạt động của học sinh 1. Khởi động - Cho học sinh hát và vận động theo nhịp bài hát “Đưa tay ra nào”. Câu hỏi: Qua bài hát vừa rồi, các em đã thực hiện các hoạt động nào? Vậy các từ: đưa tay, nắm, lắc lư thuộc từ loại gì? Hôm nay cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu qua bài luyện từ và câu: Động từ. - Cho học sinh ghi bài vào vở. 2. Khám phá - Giáo viên: Nêu yêu cầu cần đạt của tiết học: + Học sinh hiểu được thế nào là động từ? + Tìm được đúng các động từ trong các câu văn, đoạn văn. + Biết cách dùng từ hay, có ý nghĩa trong khi nói hoặc viết. Kết nối: Để thực hiện yêu cầu của bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá phần nhận xét và thao tác trên phiếu học tập. Mời 1 bạn nêu yêu cầu của phần nhận xét - Giáo viên: Cô sẽ cho các em hoạt động nhóm đôi trong thời gian 3-4 phút và thực hiện các nhiệm vụ sau: + Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ và của thiếu nhi. + Tìm các từ ngữ chỉ trạng thái của dòng thác, lá cờ, sau đó ghi lại kết quả vào phiếu học tập. - Kết thúc thời gian hoạt động nhóm, mời đại diện 1 nhóm lên chia sẻ bài. - Theo dõi học sinh chia sẻ và nhận xét: Cô cũng đồng ý với chia sẻ của các nhóm, các bạn chia sẻ rất sôi nổi, cô khen cả lớp. - Ghi nhớ: Giáo viên nêu: Các từ chỉ hoạt động như nhìn, nghĩ, thấy và các từ chỉ trạng thái đổ xuống, bay được gọi là động từ đấy các em ạ! + Vậy động từ là gì? Mời 1 bạn nhắc lại? + Các từ chỉ hoạt động, trạng thái của người và vật thì được gọi là gì? + Ngoài các từ đã xác định trong phần nhận xét, mời các bạn tìm thêm cho cô các động từ chỉ hoạt động khác? + Vậy còn các động từ chỉ trạng thái thì sao? - Giáo viên đưa câu mở rộng: Hoa thích học môn âm nhạc. + Bạn nào tìm được các động từ có trong câu văn trên? + Theo em, “thích” là động từ gì? + Vậy còn động từ “học” thì sao? - GV nhận xét, khen lớp. Kết nối: Để giúp các em nắm chắc hơn về động từ, cô trò mình cùng nhau chuyển sang phần luyện tập nhé! 3. Luyện tập Bài 1: - Cho học sinh tự đọc thầm đề bài và hỏi: + Đề bài yêu cầu chúng ta những nhiệm vụ gì? + Phân tích mẫu: Tại sao trong cụm từ “quét nhà” lại gạch chân dưới từ “quét” mà không gạch chân dưới từ “nhà”? - Giáo viên giao việc: Cô yêu cầu các bạn hoạt động cá nhân trong thời gian 3 phút, tìm và ghi lại kết quả và phiếu học tập? - Quan sát học sinh làm bài. - Gọi học sinh lần lượt chia sẻ phần a, b. - Giáo viên nhận xét. - Đưa cụm từ “nấu cơm” và “nấu ăn”, yêu cầu học sinh gạch dưới động từ và giải thích? (Giáo viên nhấn mạnh cả 2 từ được gạch chân trong cụm từ “nấu ăn”. - Giáo viên nhận xét. Kết nối: Bài tập 1 các con làm rất tốt, bây giờ chúng ta cùng nhau sang bài tập 2 nhé! Bài 2: - Gọi học sinh nêu yêu cầu. - Cho học sinh làm bài cá nhân vào phiếu bài tập. - Gọi học sinh chia sẻ cá nhân. - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên mở rộng: + Theo các em, “yết kiến” trọng đoạn văn a có nghĩa là gì? - Giáo viên nhận xét, giải thích: “Yết kiến” trong đoạn văn a được hiểu là đến gặp nhà vua. Trong văn cảnh thời xưa được hiểu là: Đi gặp người ở cương vị cao hơn với tư cách là khách. Còn thời nay thì không dùng từ ngữ này nữa. + Vậy các bạn cho cô biết những động từ nào là động từ chỉ hoạt động? + Động từ nào chỉ trạng thái? - Giáo viên nhận xét. Bài 3: Trò chơi “Xem kịch câm” Luật chơi: Cô có các từ ngữ ghi trong các tấm thẻ, bạn quản trò có nhiệm vụ gắp lần lượt các tấm thẻ sau đó diễn tả lại nghĩa của từ ngữ đó bằng hành động, không sử dụng lời nói. Các bạn dưới lớp có nhiệm vụ đoán từ ngữ ghi trong tấm thẻ thông qua hành động của bạn quản trò. - Cho học sinh tham gia trò chơi với các thẻ từ: Cúi, ngủ, ngồi, đi. - Nhận xét: Các em chơi trò chơi rất sôi nổi và tích cực, đó cũng chính là nội dung bài tập 3. Mời các bạn hoàn thành vào vở sau. 4. Vận dụng + Qua bài học hôm nay, các em đã đạt được những mục tiêu nào của bài! + Vậy “động từ” là gì? - Hướng dẫn học sinh liên hệ: Các con tự tổ chức thêm các trò chơi với các động từ thuộc chủ điểm như vui chơi, học tập, nhé! - Kết thúc bài học. 3’ 13’ 1’ 7’ 5’ 22’ 9’ 8’ 5’ 3’ - Học sinh hát múa theo nhạc. - Học sinh trả lời: Em đã thực hiện động tác đưa, nắm, lắc lư. - Học sinh lắng nghe. - Ghi bài vào vở. - Học sinh lắng nghe mục tiêu bài học. - Lắng nghe yêu cầu. - 1 Học sinh nêu yêu cầu phần nhận xét. - Lắng nghe nhiệm vụ của giáo viên, làm việc nhóm, thực hiện yêu cầu được giao. - Học sinh làm bài. - Học sinh chia sẻ phần a, b - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Học sinh nêu: Động từ là các từ chỉ hoạt động và trạng thái của người và vật. - Học sinh trả lời: Được gọi là động từ - Học sinh trả lời: Ăn, nói, chạy, nằm, bay, lượn, gõ, đi, ... + Động từ chỉ trạng thái: Ngủ, khóc, yên tĩnh, trầm ngâm,... - Quan sát, theo dõi. + Học sinh trả lời: câu văn có động từ: thích, học. + “Thích” là động từ chỉ trạng thái. + “ Học” là động từ chỉ hoạt động. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Đọc thầm đề bài. + Học sinh trả lời: Đề bài yêu cầu việc một là viết tên các hoạt động em thường làm hàng ngày ở nhà và ở trường. Việc hai là gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ những hoạt động. + Học sinh trả lời: Vì từ “quét” là động từ còn từ “nhà” không phải động từ. - Học sinh lắng nghe nhiệm vụ. - Học sinh làm bài. - Học sinh lần lượt chia sẻ các phần a, b. a) Học sinh đọc các cụm từ: rửa bát, quét sân, dọn cỏ, nấu cơm, xem tivi,... - Học sinh chia sẻ với nhau: + Mời 1 bạn nhận xét bài làm của mình. + Tại sao cụm từ “dọn cỏ” bạn lại gạch chân từ “dọn” mà không gạch chân từ “cỏ”. - Phần b tương tự phần a. - Lắng nghe. - Học sinh thực hiện và trả lời. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - 1 học sinh nêu đề bài. - Học sinh làm bài vào phiếu học tập. - 2 học sinh chia sẻ: a) Đến, yết kiến, cho, nhận, lấy, xin, làm, dùi, có thể, lặn. b) Mỉm cười, ưng thuận, bẻ, biến thành, ngắt, tưởng, có. - 2 học sinh nhận xét. - Học sinh trả lời. - Lắng nghe. + Động từ chỉ hoạt động là: Đến, yết kiến, cho, nhận, lấy, xin, làm, dùi, có thể, lặn, bẻ, ngắt. + Động từ chỉ trạng thái là: Mỉm cười, ưng thuận, tưởng, có thể, biến thành. - Lắng nghe. - Lắng nghe luật chơi. - Chơi trò chơi. - Lắng nghe. + Học sinh nêu: Qua bài học, em đã hiểu được thế nào là động từ; tìm đúng các động từ trong bài và dùng được các động từ hay, ý nghĩa. - 1 học sinh trả lời. - Lắng nghe.
File đính kèm:
giao_an_luyen_tu_va_cau_lop_4_bai_dong_tu_nam_hoc_2022_2023.docx