Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả

Giáo viên: Cung Thị Thanh NguyệtĐơn vị công tác: Trường T iểu học Việt Hùng BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Môn : Tiếng Việt PHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUẾ VÕ Biện pháp: Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả. 1 3 4 5 6 NỘI DUNG BÁO CÁO Đặt vấn đề Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Kết quả Minh chứng Kiến nghị, đề xuất 2 Thực trạng giảng dạy 1. Đặt v ấn đề Vai trò của miêu tả khi viết văn chủ yếu là gợi lên hình ảnh cụ thể để thuyết minh cho vấn đề tri thức một cách khách quan, khoa học. “Hướng dẫn học sinh sử dụng biện pháp nhân hóa trong văn miêu tả” Hiệu quả của nhân hóa: Giúp người viết thể hiện tình cảm một cách tế nhị, tinh tế . Làm cho thế giới xung quanh thêm sinh động, giúp trẻ dễ hiểu và nhận biết thế giới xung quanh. Có tác dụng giáo dục phù hợp với tâm lí trẻ thơ. Phần lớn các đối tượng miêu tả được đưa vào chương trình rất quen thuộc đối với các em . Tuy nhiên các em thường hay không để tâm quan sát nên việc tìm ý để miêu tả là rất khó. T ôi nhận thấy học sinh : K há lúng túng trong cách diễn đạt . T ừ ngữ sử dụng hạn chế, khô khan. Bài văn mang tính liệt kê, ít hình ảnh . 2. Thực trạng giảng dạy Bảng 1: Bảng khảo sát chất lượng viết văn đầu năm học. Nội dung khảo sát với 36 học sinh Kết quả đạt được Lớp 4C SL % Điểm dưới 5 7 19,44 Điểm 5-6 19 52,78 Điểm 7-8 6 16,67 Điểm 9-10 4 11,11 Nhược điểm: + Nhiều học sinh câu văn còn mang tính chất sao chép, cứng nhắc, chưa thực tế, không mang tính phát hiện của bản thân . + Các bài văn của học sinh làm chỉ mang tính chất liệt kê sự vật chứ chưa mang tính chất miêu tả, thậm chí các em còn dựa nhiều vào những bài văn mẫu có trong các sách tham khảo . Nguyên nhân + Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế . + Vốn từ miêu tả còn nghèo nàn. + Không quen sử dụng biện pháp nhân hóa. + Khả năng giao cảm với đối tượng miêu tả còn hạn chế, cảm xúc, tình cảm không tự nhiên. 3. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục Biện pháp 1 : RÈN KĨ NĂNG QUAN SÁT, TÌM Ý, TƯỞNG TƯỢNG. Bước 1 : Cho học sinh quan sát tranh, hoặc liên hệ sự vật thực tế trong cuộc sống bằng các giác quan, hình dung về đối tượng . Ví dụ: Quan sát cây hoa phượng đang ra hoa đỏ rực. Bước 2: Yêu cầu học sinh tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa. Sau đó nhân hóa hay tự nhiên hóa một vài hình ảnh đặc sắc ở đối tượng. Sử dụng hình ảnh nhân hóa: Phượng mở nghìn mắt lửa, rừng rực cháy trên cành . Bước 2: Yêu cầu học sinh tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa. Sau đó nhân hóa hay tự nhiên hóa một vài hình ảnh đặc sắc ở đối tượng. - Với cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, hành động “ mở nghìn mắt lửa ” khiến cho câu văn trở nên hấp dẫn hơn, có sức gợi hơn và mang giá trị nghệ thuật cao hơn. - Cảm tưởng như có thể thấy được sự chuyển động của thiên nhiên qua quá trình “ ủ lửa ” khi hoa phượng nở. * Việc tưởng tượng sẽ giúp học sinh: T hấy được nét đặc sắc của đối tượng . Thấy được những điểm tương đồng với đối tượng khác. T hấy được mối quan hệ của đối tượng với sự vật hiện tượng xung quanh, với những kỉ niệm hay kí ức mang dấu ấn sâu sắc. Cách sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa sẽ đem lại hiệu quả nghệ thuật rất tốt nếu như học sinh có thể vận dụng nó một cách linh hoạt. Nhân hóa Gọi Hành động Tâm trạng Nói Tả Ngoại hình Tính cách Biện pháp 2 : RÈN KĨ NĂNG LIÊN TƯỞNG THÀNH CÂU VĂN NHỜ NGÔN NGỮ NÓI. 3. Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN V ề nhà: Q uan sát các đồ vật, con vật gần gũi mà các em thường thấy ở xung quanh. Vào lớp: H ọc sinh thi đua cá nhân, nhóm tìm nhanh các sự vật mà các em có thể liên tưởng với nhau. Tiết dạy: G ợi ý cho các em cách viết một câu văn, một bài hoàn chỉnh . Tiết trả bài viết: Học sinh tự do phát biểu ý kiến sửa sai về câu, từ, ý diễn đạt. * Đối tượng nhân hóa là đồ vật. Cái cặp của em nhiều màu. Mặt trước có siêu nhân rất đẹp. Nó có ba ngăn. Một ngăn em để bút, một ngăn em để vở, một ngăn em để sách. Chiếc cặp giúp em đựng sách vở không bị rơi rớt và không bị mưa ướt. Em rất thích cái cặp này. Ví dụ 1: Kiểu bài tả về đồ vật: “Tả chiếc cặp sách”. Sử dụng biện pháp nhân hóa dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. Chiếc cặp của tôi khoác trên mình một chiếc áo nhiều màu sắc trông rất đáng yêu. Em ấy như người bạn thân thiết dù có mưa hay nắng chúng tôi vẫn ở bên nhau đồng hành cùng tôi s uốt quãng đường tới trường. Tôi sẽ luôn giữ gìn chiếc cặp thân yêu này không làm bẩn để em ấy luôn được mới. Tôi rất yêu chiếc cặp của tôi . Hình thức nhân hóa này mang lại hiệu quả nghệ thuật khá cao . Các sự vật trở nên sống động hơn rất nhiều, khiến cho lời văn tạo được ấn tượng trong lòng người đọc. Hình thức dùng hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật thường tạo cho câu nhiều tầng nghĩa, gợi hình, gợi ảnh và khiến cho tác phẩm trở nên sinh động hơn. * Đối tượng nhân hóa là cây cối. Ví dụ 2: Kiểu bài tả về cây cối: “Tả cây có bóng mát” (cây bàng ).( Từ xa đến gần hoặc từ gần ra xa) Cây bàng cao đến mái nhà . Sử dụng biện pháp nhân hóa dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. Nhân hóa để tả hình dáng: Anh bàng rất cao lớn, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Nhân hóa để tả hoạt động: Những cành cây như cũng đang vui cười, trò chuyện cùng mấy bạn học sinh. Nhân hóa để tả tâm trạng: Hè đến, chia tay các bạn học trò nhỏ. Cây bàng chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã , lại trở về với dáng vẻ xanh mát , trầm tư . Sử dụng biện pháp nhân hóa dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. Cách nói nhân hoá thật ngộ nghĩnh, cây bàng như một người bạn thân thiết. Hình ảnh nhân hoá miêu tả cây bàng đầy sức sống và diễn tả được niềm phấn khởi, niềm vui dào dạt của nó khi được gặp các bạn học sinh. Câu văn giúp học sinh vẽ nên bức tranh giờ ra chơi tràn đầy sức sống. * Đối tượng nhân hóa là con vật. Ví dụ 3: Kiểu bài tả về con vật: “Tả con vật mà em yêu thích” (con chó). Ví dụ: Tối tối, đôi chân khẳng khiu của chú nhanh nhẹn bước qua, bước lại trước cửa . Hoặc: Nếu thấy người lạ, chú ta liền hung dữ nhe răng như cảnh cáo, nhưng thấy em thì chú chạy ngay ra cổng đón, đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng. Sử dụng biện pháp nhân hóa trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: Bạn chó ơi, bạn đang làm gì thế? Cún con hôm nay đi dạo với chị nhé ! Cách xưng hô với con vật như với con người là một trong những hình thức biện pháp nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm. Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học sinh phát hiện ra những nét tương đồng giữa đồ vật, con vật , cây cối với đặc điểm, tính cách, hoạt động của con người để tạo liên tưởng bất ngờ, sinh động. 4. Kết quả * Các đồng chí trong tổ, khối tán thành với ý kiến mà tôi đưa ra và áp dụng vào tiết dạy cụ thể, giáo viên trong tổ tránh được những thắc mắc, những lúng túng khi giảng dạy tập làm văn. Các đồng chí trong tổ đã biết vận dụng sáng tạo những phương pháp giảng dạy tập làm văn lớp 4 mà tôi nêu ra. Kết quả tiết dạy đã được nâng nên một cách rõ rệt . * Học sinh đã hứng thú và yêu thích phân môn tập làm văn. Các em đã biết diễn đạt rõ ràng những suy nghĩ, cảm xúc của mình một cách mạch lạc, biết chọn những chi tiết độc đáo, nổi bật, viết câu văn giàu hình ảnh, biết sử dụng biện pháp nhân hóa khi miêu tả. Nhìn chung các em không ngại làm tập làm văn như trước, các em đã có sự ham mê học tập, sự quan sát tinh tế, cách cảm nhận, rung động, thẩm mĩ trước cái đẹp của thiên nhiên, cuộc sống đang diễn ra . 5 . Minh chứng Bảng 2: Bảng khảo sát chất lượng viết văn cuối năm học. Nội dung khảo sát với 36 học sinh Kết quả đạt được Lớp 4C SL % Điểm dưới 5 3 8,33 Điểm 5-6 9 25 Điểm 7-8 15 41,67 Điểm 9-10 9 25 Thành quả đạt được +) Học sinh tìm từ, đặt câu thuận lợi hơn. +) Học sinh luyện viết với mẫu câu rộng hơn +) Biết sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, câu giàu hình ảnh. +) Kết cấu đoạn văn và diễn đạt cảm xúc của các em cũng tiến bộ . * Đối với tổ nhóm chuyên môn: - Mong được tổ chuyên môn quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. - Tổ chức các buổi chuyên đề tổ, các buổi sinh hoạt để tìm ra các phương pháp giảng dạy tối ưu . 6 . Đề xuất, kiến n ghị * Đối với lãnh đạo nhà trường. – Hằng năm cần tổ chức các buổi chuyên đề hội giảng môn tiếng việt. – Tổ chức những buổi sinh hoạt dành riêng cho giáo viên để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các phương pháp dạy môn tiếng việt. – Trong thư viện cần bổ sung thêm sách, tài liệu về các biện pháp giúp học sinh học tiếng việt tốt hơn. 6 . Đề xuất, kiến n ghị * Đối với Phòng GDĐT, sở GDĐT. - Phòng GDĐT, sở GDĐT quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà trường và giáo viên an tâm công tác. - Có thêm những tiết giảng mẫu, những chuyên đề để giáo viên học tập. - Tăng cường đồ dùng dạy học. 6 . Đề xuất, kiến n ghị Các biện pháp của tôi còn nhiều thiếu xót, tôi mong rằng các đồng chí, đồng nghiệp, cấp trên ủng hộ và đóng góp ý kiến cho tôi để biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn nữa. Tôi cũng hy vọng biện pháp được áp dụng có hiệu quả hơn trong những năm học tiếp theo tại trường tôi.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_su_dung_bien_phap_n.pptx