Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học

pdf 4 trang Xuân Hạnh 10/06/2025 350
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở Tiểu học
Sáng kiến kinh nghiệm - Một
số biện pháp nâng cao chất
lượng dạy và học ở Tiểu học
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời kì xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, nguồn lực con người Việt
Nam trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát
triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây
dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng
và nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Trong hệ thống giáo dục
quốc dân, bậc tiểu học là bậc nền tảng, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng là bước
đầu hình thành nhân cách con người cũng là bậc học nền tảng nhằm giúp học sinh
hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học bậc trung
học cơ sở. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi người dạy học phải có kiến thức sâu
và sự hiểu biết nhất định về nội dung, chương trình sách giáo khoa, có khả năng
hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của trẻ. Đồng thời người
dạy có khả năng sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy bản
thân giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong nhà trường - nhiệm vụ phụ trách công tác
chuyên môn của nhà trường. Làm thế nào để đẩy mạnh sự phát triển giáo dục nói
chung và làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói riêng,
đặc biệt là chất lượng học sinh đại trà. Năm học .............. nhiệm vụ chung của
ngành là: Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù
hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học;... Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập và rèn luyện của học sinh:
Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình lồng ghép giáo dục đạo đức, kĩ
năng sống cho học sinh.
Coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện, động viên khuyến
khích không gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ hội cho tất
cả học sinh hoàn thành chương trình kiến thức, kĩ năng môn học và có mảng kiến
thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tiểu học căn cứ
vào những nhận thức mới của học sinh về đạo đức, học tập và rèn luyện ở các em;
căn cứ vào năng lực tổ chức, thiết kế và những hoạt động trong quá trình dạy học ở
giáo viên vẫn còn không ít giáo viên bị ảnh hưởng nặng nề bởi phương pháp dạy
học truyền thống mà họ không hiểu rằng việc đổi mới phương pháp dạy học tức là
dùng phương pháp dạy học mới một cách hợp lí để tạo cho người học lòng say mê
học tập, ham hiểu biết, óc tò mò để có khả năng và phương pháp học tập, tạo ra sự
phát triển mới, nâng cao hiệu quả giáo dục phù hợp với bối cảnh của xã hội mà vẫn
giữ được sự ổn định trong hoạt động dạy học. Đổi mới không có nghĩa là phủ nhận
hoàn toàn cái hiện hành mà phải thừa kế sự phát huy những thành tựu đã đạt được
đồng thời tạo ra được sự phối hợp chặt chẽ giữa phương pháp dạy học truyền
thống và phương pháp hiện đại.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn của đơn vị. Tôi mạnh dạn chọn và viết sáng
kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu
học ...............” nhằm góp phần đẩy mạnh sự phát triển giáo dục, nâng cao chất
lượng dạy - học và đẩy mạnh công tác mũi nhọn của nhà trường.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy và học trong trường Tiểu học ............. tỉnh .................
1.1. Ưu điểm.
Mặc dù cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều hạn chế nhưng tập thể cán bộ,
giáo viên trường tiểu học ................... đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành tốt
mọi nhiệm vụ và đặc biệt là chú trọng nhất về nâng cao chất lượng dạy và học trong
nhà trường. Có 100% cán bộ, giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên
môn nghiệp vụ do phòng GD&ĐT, trường tổ chức nên đã nắm được việc thực hiện
đổi mới phương pháp dạy học; dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học;
đổi mới cách đánh giá học sinh, coi trọng sự tiến bộ của học sinh.
Ngoài nắm vững chuyên môn giáo viên còn nghiên cứu, tìm hiểu về đối tượng học
sinh, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung, chương trình của từng môn
học, mạnh dạn đăng kí chỉ tiêu phấn đấu trên đối tượng học sinh của mình.
Việc đổi mới phương pháp dạy học chính thức khởi xướng năm ................, đến nay,
đa số giáo viên đã cải tiến phương pháp dạy học áp dụng hiệu quả thiết bị dạy học
và đồ dùng tự làm, tích cực học tập, trao đổi kinh nghiệm ở đồng nghiệp, vấn đề dạy
học lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học
sinh đã được tất cả giáo viên quan tâm và mạnh dạn áp dụng. Phương pháp dạy
học nêu vấn đề, dạy theo nhóm, dạy ngoài hiện trường lối dạy ấy đã thu hút sự chú
ý, óc tò mò, hứng thú học tập của học sinh hơn, tạo điều kiện cho các em động não,
phát hiện ra kiến thức và chiếm lĩnh kiến thức, tạo niềm tin học tập cho các em.
Thực tế qua đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại kết quả khả quan về chất
lượng giáo dục trong nhà trường.
Tuy cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều hạn chế nhưng giáo viên đã tận dụng, tạo
môi trường học tập, môi trường vui chơi an toàn cho học sinh. Học sinh có đủ sách
giáo khoa và đồ dùng học tập, hăng hái tham gia xây dựng bài học.
Ngày nay, công tác xã hội hóa giáo dục có sự chuyển biến tích cực. Đa số cha mẹ
học sinh quan tâm đến việc học của con em mình. Đồng thời đã đóng góp không
nhỏ về vật chất để mua sắm trang thiết bị dạy học trong nhà trường, nâng cấp cơ
sở vật chất, tạo điều kiện tốt cho việc vui chơi và học tập của học sinh.
1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
Mặc dù tất cả cán bộ quản lý, giáo viên của trường được tham gia tập huấn, bồi
dưỡng chuyên môn về dạy học theo phương pháp dạy học tích cực một cách kĩ
lưỡng nhưng khi vào thực tế giảng dạy vẫn còn giáo viên lúng túng trong khâu đổi
mới phương pháp dạy học, dưới sự ảnh hưởng của phương pháp dạy học truyền
thống, giáo viên chỉ lo tập trung vào phần việc của mình, cứ lo sợ dạy không hết bài,
học sinh không biết  cứ như thế, vào tiết học giáo viên thao thao giảng bài, truyền
đạt cho học sinh những nội dung cần ghi nhớ, yêu cầu các em về học thuộc lòng.
Có những giáo viên nhận thức được đổi mới phương pháp dạy học là dạy học lấy
học sinh làm trung tâm, dưới sự hướng dẫn, nêu vấn đề của người dạy, người học
động não, tìm cách giải quyết vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới, vận dụng kiến
thức mới vào thực tiễn.
Gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng thiết bị dạy học, đồ dùng
dạy học. Thế nhưng vẫn còn giáo viên còn ít sử dụng, chưa khai thác triệt để thiết
bị, đồ dùng vào các tiết dạy mà còn dạy chay hoặc sử dụng khi có người dự giờ. Khi
sử dụng, có giáo viên sử dụng chưa linh hoạt hoặc khai thác một cách qua loa, máy
móc làm cho tiết học trở nên rời rạc, nhàm chán không phát huy được tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh; không có thiết bị để ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy.
Trong quá trình xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên hầu như chưa thoát li được
sách giáo viên, sách tham khảo, mà còn có những giáo viên coi sách giáo viên như
một pháp lệnh, không được xê dịch hay sửa đổi. Chép nguyên mục tiêu và các hoạt
động trong sách mà không cần biết bài dạy đó có phù hợp với học sinh của mình
không mà không bỏ thời gian ra nghiên cứu nội dung bài học sách giáo khoa, liên
hệ từng đối tượng học sinh để xây dựng kế hoạch dạy học cho từng môn học, hay
thiết kế bài dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Một số giáo viên
không nghiên cứu nội dung sách giáo khoa để xác định mảng kiến thức trọng tâm
của bài, liên hệ sự tiếp thu của học sinh rồi lựa chọn phương pháp dạy học để phát
huy tính tích cực, sự vận động suy nghĩ của từng đối tượng học sinh, tránh nhàm
chán ở học sinh vì trong lớp học có tới ba khả năng tiếp thu và ba khả năng nhận
thức cụ thể như: học sinh năng khiếu; học sinh hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn
học; học sinh chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng môn học. Ngoài ra, trong quá trình
lập kế hoạch bài dạy do không nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài nên việc chuẩn bị
trang thiết bị, đồ dùng dạy học không có hoặc không phù hợp, thậm chí có xác định
ở phần chuẩn bị trong giáo án nhưng qua một tiết dạy không thấy giáo viên sử dụng
ở hoạt động nào? (lúc nào?).
Bên cạnh những việc tồn tại ở khâu soạn giảng thì cũng không thể không đề cập
đến vấn đề kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh. Một số giáo viên dù nắm được,
hiểu được hướng dẫn chỉ đạo của Thông tư 30/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Ban hành Quy định đánh giá học sinh Tiểu học, Quyết định số ........................ ngày
.................. của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục
phổ thông - cấp Tiểu học, trong đó có Chuẩn kiến thức, kĩ năng của từng môn học
thế nhưng trong quá trình đánh giá còn giáo viên không căn cứ vào những tiêu chí
hướng dẫn của văn bản để đánh giá, mà đánh giá dựa vào cảm tính, quan sát
chung chung, thiếu căn cứ, thiếu tính chính xác. Thậm chí việc kiểm tra, đánh giá
còn dựa trên tình cảm, cả nể mà đánh giá không đúng thực lực của học sinh. Mặc
dù, là năm học "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, củng cố kết quả các cuộc vận động chống tiêu cực và khắc phục bệnh
thành tích trong giáo dục". Vậy mà vẫn còn giáo viên để xảy ra hiện tượng cảm tính
trong đánh giá xếp loại nhất là trong xét khen thưởng ở cuối năm. Đến đầu năm học
mới có rất nhiều học sinh bị hụt hẫng về kiến thức nên rất khó cho việc giảng dạy
của giáo viên, ngoài ra còn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.
Mặt khác, giáo viên chưa nghiên cứu sâu về tâm lý từng học sinh để có biện pháp
giảng dạy và giáo dục tốt hơn.
Đa số học sinh còn phụ thuộc vào khuôn mẫu, bắc chước, chưa có ý thức tự giác
học tập, lại được cha mẹ học sinh đồng thuận mua sắm cho sách giải, sách tham
khảo, văn mẫu,... để các em sao chép lại.
Do còn không ít cha mẹ học sinh thiếu trách nhiệm, thiếu sự phối hợp trong giáo
dục học sinh, gây sức ép không nhỏ đối với giáo viên.
Tác giả: admin

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.pdf