Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 1
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Lớp 1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục đích của biện pháp Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng ở cấp Tiểu học, việc học Tiếng Việt sẽ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ. Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ quan trọng là rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngay từ lớp 1. Cùng với kĩ năng viết, kĩ năng đọc là sự khởi đầu cho học sinh chiếm lĩnh một công cụ mới để sử dụng trong học tập và giao tiếp. Nếu kĩ năng viết được coi là phương tiện ưu thế nhất trong hệ thống ngôn ngữ thì kĩ năng đọc có một vị trí quan trọng không thiếu được trong môn học Tiếng Việt ở bậc Tiểu học. Kĩ năng đọc có nhiệm vụ lớn lao là trao cho các em chìa khóa để vận dụng chữ viết trong học tập. Khi biết đọc, biết viết các em có điều kiện để nghe thầy cô giáo giảng bài trên lớp, sử dụng sách giáo khoa,.. từ đó có điều kiện học tốt các môn học khác trong chương trình. Là một trong những người đặt nền móng tri thức cho các em, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ trong từng bài dạy, tiết dạy “ Dạy như thế nào để đem lại cho các em nhiều lợi ích thiết thực trong nghe,đọc, nói, viết”. Không những dạy cho các em biết nói những lời hay mà còn phải dạy cho các em đọc đúng, hiểu đúng, viết đúng. Vậy làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho các em để các em đọc đúng, đọc nhanh hơn, đọc tốt hơn giúp các em hiểu nội dung bài đọc hơn. Người giáo viên cần làm thế nào để mỗi tiết dạy đọc thực sự hiệu quả và chất lượng Đó là nỗi băn khoăn, trăn trở của một giáo viên dạy lớp 1 như tôi. Bản thân tôi luôn muốn tìm ra những phương pháp hay giúp học sinh học tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi và đưa ra: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1”. Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 1E trường Tiểu học Nhân Hoà. Phạm vi: Năm học: 2022 – 2023 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 Một số phụ huynh học sinh chưa có thời gian nên không thể giúp đỡ các em trong việc học ở nhà. Trên thực tế cho thấy học sinh lớp 1 thông thường hay đọc vẹt, tức là nhìn hình ảnh để đọc chữ. Do vậy dẫn đến tình trạng khi đọc vần mới, tiếng, từ, câu học sinh thường đọc chậm và đọc không trôi chảy.... Một số em còn nói ngọng, phát âm chưa chuẩn và chưa thực sự chú ý đến lời nói trong giao tiếp hàng ngày sao cho đúng ngữ pháp. Trong công tác giảng dạy, giáo viên lớp 1 cũng đã gặp không ít lúng túng khi học sinh vào lớp 1 chưa thuộc chữ cái. Trình độ học sinh nông thôn không đồng đều. Mà nhìn vào nội dung sách Tiếng Việt thì số lượng chữ trong mỗi tiết học rất nhiều. Năm học 2022-2023, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 1E, qua thực tế giảng dạy và chia sẻ, dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh có những ưu điểm và hạn chế sau: 1.2 Thực trạng trong công tác giảng dạy kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Nhân Hoà nói riêng. 1.2.1 Ưu điểm. Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép, chăm chỉ, nghe lời thầy cô giáo. Các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Tất cả học sinh đều đã qua bậc học Mầm non nên cơ bản đã nhận biết và thuộc bảng chữ cái. Là lớp đầu cấp nên phụ huynh rất quan tâm đến con, em của mình khi bước đầu chập chững vào lớp 1. Nhà trường cung cấp đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên như Máy chiếu, Ti vi có kết nối mạng Internet. Bên cạnh đó, giáo viên có tinh thần học hỏi, có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy. Chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. Đặc biệt là được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường. 1.2.2 Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế Một số học sinh đọc bài chưa được trôi chảy, tốc độ đọc còn chậm, phát âm sai, có em đọc còn đánh vần, đọc thừa, thiếu tiếng, ngắt ý, ngắt câu sai, Học sinh còn chưa biết thay đổi giọng đọc ở từng đoạn để phù hợp nội dung dẫn đến chất lượng đọc chưa cao. Lớp học chưa sôi nổi, một số học sinh chưa thật sự tập trung vào bài và phối hợp với các bạn hoạt động nhóm còn hạn chế. Các khâu bước, hình thức tổ chức dạy học máy móc, chưa linh hoạt. b. Nguyên nhân. Học sinh mới chuyển cấp từ mầm non lên, chuyển từ hoạt động chơi là chính sang hoạt động học là chính nên các em còn nhiều bỡ ngỡ khi tiếp cận với các hoạt động học. Một số học sinh tăng động, giảm chú ý dẫn đến trong giờ học, các em không tập trung, không có hứng thú và không muốn học. Và là học sinh lớp 1 còn nhỏ ý thức tự giác học tập chưa cao, chưa quen với các nề nếp học tập trong trường Tiểu học. Một số học sinh chưa nắm và phân biệt đúng cách đọc các thanh, vần, âm điệu, chưa nắm rõ quy tắc ngắt, nghỉ hơi, cách thể hiện giọng đọc. Một số giáo viên hướng dẫn đọc còn qua loa, chưa có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc hay. 1.3.Tính cấp thiết. Để giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ quan trọng là rèn kĩ năng đọc cho học sinh ngay từ lớp 1. Việc rèn cho học sinh đọc trơn, đọc lưu loát văn bản là việc làm hết sức cần thiết, tạo cơ sở để học sinh học tốt môn Tiếng Việt và các môn học khác ở các lớp trên. Muốn vậy, việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 1 rất quan trọng. Từ thực trạng trên đã thôi thúc tôi cố gắng học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi đưa ra các biện pháp thiết thực để giúp học sinh tự tin khi đọc và góp phần nâng cao chất lượng đọc nói riêng và chất lượng môn Tiếng Việt nói chung. 2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy: Từ việc điều tra, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đọc sai của học sinh và áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng đọc cho học sinh lớp 1 thì mọi khó khăn vướng mắc đều được giải quyết khi đến nay trong lớp tôi dạy hầu hết học sinh đều đọc tốt, tốc độ đọc nhanh hơn hẳn so với cùng thời điểm. Và để có giờ Tiếng Việt đạt hiệu quả tốt, người giáo viên phải nắm được đặc điểm yêu cầu, bản chất kĩ năng, cơ chế mục đích cần đạt được của việc luyện đọc. Trên cơ sở đó sử dụng phương pháp cho phù hợp. Qua thực tế giảng dạy một số năm ở lớp một, để nâng cao chất lượng rèn đọc cho học sinh, tôi đã thực hiện phối hợp một số biện pháp và đã đạt được hiệu quả trong năm học 2022 - 2023. Cụ thể như sau: 2.1. Biện pháp 1: Tổ chức trò chơi trong học tập tạo không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh 2.1.1. Mục tiêu Tạo không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh. Thông qua các trò chơi kích thích hứng thú đọc, rèn tư duy linh hoạt, luyện tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin để học sinh có hứng thú học tập tốt. 2.1.2. Cách thực hiện Để học sinh có tinh thần học tốt, ngay từ đầu tiết học giáo viên phải khơi dậy sự tò mò, hứng thú học tập cho học sinh. Muốn thu hút học sinh vào bài học, trong khi tổ chức, hướng dẫn làm bài tập giáo viên cũng luôn tạo bầu không khí học tập để khơi gợi sự chú ý, hứng thú đối với học sinh. Bằng những câu chuyện, những câu hỏi, một trò chơi,.... Các em cảm thấy hứng thú, mong chờ, háo hức được khám phá. Tuy nhiên, cần đưa vấn đề một cách nhẹ nhàng và tự nhiên, tránh gây nặng nề ngay từ khi mới bắt đầu tiết học. Người giáo viên cần hướng đến việc hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh bằng cách đưa ra một số thủ pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp với sở thích của các em. Ví dụ các trò thi đố, các trò chơi để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán. Ví dụ: Khi xây dựng kế hoạch bài dạy, giáo viên đã lựa chọn trò chơi, nhất là ở hoạt động khởi động. Trò chơi ở hoạt động này là trò chơi đơn giản, diễn ra ngắn gọn nhưng tạo hứng thú cho các em trước khi bước vào bài học. Một số trò chơi thường được sử dụng đó là: “Ô cửa bí mật”, “Hộp quà”, “Hái quả” , Hoặc thi tìm tiếng, từ mới chứa vần vừa học bằng trò chơi: Bắn tên, Đố bạn, Thi đọc nối tiếp từng đoạn (theo nhóm, tổ), đọc “Bắn tên” thi tìm nhanh - đọc đúng, nghe đọc đoạn - đoán tên bài; thi đọc truyện theo vai, thả thơ Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú trọng vào sự tiến bộ của học sinh, nhìn nhận các em theo cách nhìn tích cực. Bên cạnh đó giáo viên là người luôn nâng đỡ, khích lệ, đề cao tính sáng tạo của các em. Đôi lúc giáo viên cũng cần tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, tôn trọng những sáng tạo của các em dù là rất nhỏ, giúp các em tự tin hơn trong học tập. Từ đó khơi gợi sự hứng thú học cho học sinh. Tổ chức trò chơi tạo không khí hào hứng, say mê học tập cho học sinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình dạy học. Học sinh có tâm lý thoải mái thì việc học mới thực sự đem lại hiệu quả cao. 2.2. Biện pháp 2: Phân loại, rèn đọc cho từng đối tượng học sinh trong lớp. 2.2.1 Mục tiêu Phân loại học sinh theo khả năng nhận thức, từ đó có căn cứ để xây dựng kế hoạch bài dạy với nội dung dạy học, hình thức tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2.2.2. Cách thực hiện Bước 1: Kiểm tra kỹ năng đọc và phân loại đối tượng học sinh. Việc phân loại đối tượng học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Đây có thể coi là một biện pháp có tính khả dụng, hữu hiệu và hợp lý vì giúp cho giáo viên có thể theo dõi, bồi dưỡng, kèm cặp, uốn nắn đến từng đối tượng học sinh trong lớp. Tôi thực hiện phân loại học sinh theo 3 đối tượng sau: Đối tượng 1: Học sinh biết đọc to, rõ ràng, lưu loát, đọc hay. (Đọc tốt) Đối tượng 2: Học sinh đọc chưa lưu loát, ngắt nghỉ chưa hợp lý. (Đạt) Đối tượng 3: Học sinh đọc còn chậm. (Chưa đạt) Bước 2: Rèn đọc cho từng đối tượng học sinh a. Đối với học sinh thuộc đối tượng 1 Đối với những học sinh thuộc đối tượng này giáo viên không mất nhiều thời gian để rèn đọc đúng cho các em. Giáo viên chú ý rèn kĩ năng đọc hiểu, đọc hay cho các em. Giáo viên cần xây dựng cho các em có thói quen đọc tiếp sức đoạn và tự giác học tập. Để các em không cảm thấy đơn điệu trong từng hoạt động thì giáo viên nên đưa thêm những yêu cầu riêng đối với nhóm đối tượng này. b. Đối với học sinh thuộc đối tượng 2 Học sinh đọc ở mức đạt là những học sinh đọc còn sai, ngọng ở một số từ, đọc không trôi chảy, ngắt nghỉ chưa hợp lý. Với những học sinh này giáo viên cần phải vừa kiên trì, nhẫn nại, không được buông thả trong việc rèn đọc cho các em vừa tạo điều kiện để học sinh được đọc nhiều ở lớp, luôn động viên, khuyến khích, tạo cho các em sự tự tin trong học tập, nhất là trong lúc đọc. Lựa chọn lượng kiến thức vừa sức cho học sinh để các em tiếp nhận sao cho hiệu quả, tích cực.Tổ chức nhiều hình thức luyện đọc như: Từng học sinh đọc cá nhân, đọc theo nhóm nhỏ, đọc đồng thanh. Hướng dẫn từng cá nhân học sinh luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng kết hợp sửa lỗi cho học sinh. Rèn cho học sinh đọc thầm nhiều lần để tìm hiểu nội dung bài. Thường xuyên nhắc nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi các em đọc chưa đạt yêu cầu. Nếu đọc sai chỗ nào thì yêu cầu đọc lại đúng thì mới đọc tiếp. Nếu 3 lần đều sai thì giáo viên đọc mẫu lại. c. Đối với học sinh thuộc đối tượng 3 Những học sinh đọc chưa đạt là những học sinh đánh vần, đọc chậm, đọc sai vần, ngọng về âm, dấu thanh,... và chưa hiểu nội dung bài. Đây là những học sinh mà giáo viên cần đặc biệt quan tâm ngoài những cách như sửa sai, sửa ngọng một cách cặn kẽ, tỉ mỉ, hướng dẫn các em. Việc rèn đọc cho những học sinh này không chỉ trong một số tiết là xong mà có khi phải thực hiện trong cả một học kì hoặc cả năm học Tôi thực hiện như sau: - Xếp học sinh thuộc nhóm này ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc. Xây dựng nề nếp học tập, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn. Sử dụng một số kĩ thuật phát âm đơn giản để giúp các em phát âm đúng. - Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; giáo viên (hoặc học sinh trong tổ tư vấn) đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng để đọc theo. Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm, để các em phát âm đúng. - Giúp học sinh luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn nhiều lần để các em quen với mặt chữ. Trong hoạt động này giáo viên phải giám sát để hỗ trợ kịp thời. Trong phần đọc hiểu giáo viên cũng không quá kì vọng, chỉ cần các em trả lời theo ý hiểu của các em hoặc trả lời theo sự gợi ý của giáo viên là được. - Tôi cũng sử dụng tổ tư vấn để kèm thêm học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng trong giờ Đọc, trong các giờ truy bài hoặc luyện đọc ngoài giờ. - Giáo viên ghi chép sự tiến bộ của học sinh thuộc đối tượng 3 này vào sổ theo dõi theo định kì hàng tuần. - Kết hợp với phụ huynh để rèn đọc thêm cho học sinh ở nhà. Tâm lý của học sinh Lớp 1 nói riêng và tất cả học sinh Tiểu học nói chung đều ham thích sự mới mẻ, nên ngoài những kiến thức bài đọc cụ thể trong sách giáo khoa giáo viên có thể sưu tầm những từ ngữ, câu thơ, quyển truyện hoặc bài báo phù hợp với lứa tuổi để cho học sinh luyện đọc. Từ đó có thể tạo hứng thú học tập cho tất cả học sinh. 2.3 Biện pháp 3: Rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh. 2.3.1. Mục tiêu Giúp học sinh đọc một cách chính xác về âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, Hiểu nghĩa từ, cụm từ, câu, đoạn. Bước đầu giúp học sinh biết được giọng đọc về ngữ điệu, về tốc độ, hiểu được nội dung ý nghĩa và tình cảm. Từ đó học sinh biết ngắt nghỉ, lên giọng, xuống giọng theo nội dung bài đọc. 2.3.2. Cách thực hiện Bước 1: Luyện đọc đúng phụ âm đầu, các vần, các dấu thanh. Luyện đọc đúng: Là sự tái hiện âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi. Đọc đúng là không được đọc thừa, không thiếu âm, vần, tiếng, từ, câu, đoạn, Để đọc đúng thì học sinh cần: a. Đọc đúng phụ âm đầu Một số học sinh còn đọc sai các phụ âm đầu: t – đ; x – s,l – n đặc biệt là phụ âm l – n. Để học sinh đọc đúng được các phụ âm đầu giáo viên cần đọc mẫu cho học sinh và hướng dẫn học sinh đọc đúng. Nếu học sinh đọc chưa đúng giáo viên cần sửa lỗi cho học sinh bằng nhiều cách đó là: Yêu cầu học sinh luyện đọc lại nhiều lần, và nhìn miệng phát âm theo giáo viên, hướng dẫn cụ thể cách đọc đúng các âm hay ngọng. Ví dụ: Học sinh đọc "nói cười", thành “lói cười”; "lung linh" thành “nung ninh” Âm (l): Lưỡi uốn cong, bật đầu lưỡi cho hơi thoát mạnh ra, dứt khoát. Âm (n): Lưỡi ép sát lợi trên, cho hơi thoát ra đường mũi, sau đó mở miệng cho hơi thoát ra trên mặt lưỡi, luồng hơi có thể kéo dài. (Với những học sinh vẫn chưa phát âm được đúng giáo viên có thể cho học sinh dùng hai tay bịt mũi để đọc (l). Khi bịt mũi sẽ không thể đọc được âm (n). b. Đọc đúng các vần Đầu tiên học sinh phải nắm chắc phần âm đó là đọc thành thạo 29 chữ cái Tiếng Việt. Sau khi học xong phần âm, học sinh bắt đầu chuyển sang ghép các âm lại thành các vần, để học sinh đọc đúng các vần. Nắm vững cấu tạo của từng vần và cách đánh vần. Với những vần khó đọc giáo viên đọc mẫu cho học sinh nghe và quan sát cách giáo viên đọc để đọc đúng, nếu học sinh vẫn không đọc được, giáo viên cho học sinh đánh vần nhiều lần từng âm, sau đó đọc lại. Ví dụ: an/ang, ăn/ăng, ăn/anh,. Với vần “an” giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần a – n – an với khẩu hình miệng mở vừa phải, với vần “ang” giáo viên cần hướng dẫn học sinh mở rộng khẩu hình miệng hơn khi đánh vần a – ng – ang. Ngoài việc hướng dẫn học sinh đánh vần đúng, giáo viên còn cho học sinh tìm thêm các tiếng, từ giống nhau ở âm đầu và dấu thanh, khác nhau vần an/ang. Giáo viên có thể đưa ra những hình ảnh hoặc từ, tiếng có chứa vần mà học sinh hay quên để gợi ý cho học sinh nhớ ra và đọc đúng vần. c. Đọc đúng các dấu thanh Ở lớp 1 học sinh thường hay mắc lỗi đọc ngọng, đọc sai, nhầm lẫn giữa các dấu thanh như: + Thanh “huyền” thành thanh “sắc” + Thanh “ngã” thành thanh “sắc” + Thanh “hỏi” thành thanh “nặng” Ví dụ: Học sinh đọc "bỡ ngỡ", thành "bớ ngớ"; “tủ” thành “tụ”. Để học sinh đọc đúng các dấu thanh giáo viên cần giúp các em phân biệt đúng các dấu thanh đó và sửa cho học sinh đọc sai bằng nhiều cách. Sử dụng các động tác đơn giản giúp học sinh phân biệt và nhớ các dấu thanh. Giáo viên đọc mẫu kết hợp với giải nghĩa từ để phân biệt cho học sinh khi đọc sai thì nghĩa của nó cũng thay đổi đi. Hướng dẫn học sinh cùng giúp nhau sửa ngọng. Không cười, trêu khi thấy bạn đọc ngọng. Một số học sinh ngọng sinh lý thì giáo viên cần kiên trì giúp các em sửa từ từ, tích cực động viên, cổ vũ để học sinh không cảm thấy tự ti, xấu hổ với bạn bè, thầy cô. Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc đúng, đủ các tiếng, từ, câu, đoạn Trong thực tế quá trình luyện đọc học sinh thường hay mắc lỗi đọc thừa, thiếu tiếng, từ hoặc đọc nhảy dòng trong đoạn văn. Ví dụ: “ Mẹ có đĩa cá kho” đọc thành “ Mẹ có cá kho”. Để học sinh không mắc những lỗi này giáo viên cần tổ chức cho học sinh đọc nhẩm nhiều lần trước khi đọc luyện đọc trong nhóm, trước lớp. Ngoài ra cần sát chính xác các dòng trong đoạn. Với những học sinh đọc chưa đạt mà đọc được một câu là rất khó nên giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Đọc nối tiếp theo nhóm nhằm giúp các em yếu được đọc cùng các bạn để học sinh thấy thoải mái không bị bỏ rơi trong giờ học và qua đó giúp học sinh đọc tốt bài đọc hơn. Bước 3: Luyện đọc hiểu và đọc hay a. Đọc hiểu: hay còn gọi là đọc và hiểu được nội dung của bài ở đây muốn nói đến kỹ năng làm việc với văn bản chiếm lĩnh được văn bản ở các mức độ khác nhau như: Nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề... Nắm được ý nghĩa của bài đọc. Khi dạy đọc hiểu, chúng ta chủ yếu sử dụng biện pháp đọc thầm (đọc bằng mắt theo que chỉ hoặc ngón tay sau đó đọc chỉ có mắt di chuyển). Trước hết, đối với mỗi câu hỏi mà phần tìm hiểu bài đưa ra, giáo viên cho học sinh đọc to trước lớp. Đối với học sinh đọc chậm yêu cầu học sinh đọc 1 – 2 lần câu hỏi để hiểu được yêu cầu trong câu hỏi. Định hướng cho học sinh nội dung trả lời ở đoạn 1, hoặc 2, Sau đó, để giúp học sinh có thể trả lời được câu hỏi đó, giáo viên cần cho học sinh đọc thầm nội dung đoạn văn có chứa ý trả lời liên quan. Giáo viên cần kết hợp chặt chẽ giữa việc tìm hiểu bài và việc đọc thầm. Khi hướng dẫn tìm hiểu bài đến đâu cho học sinh đọc thầm đến đó. Không tách rời hai khâu này. Đối với những câu hỏi đòi hỏi sự suy luận, hay phải trả lời dựa vào vốn hiểu biết của bản thân học sinh, giáo viên nên cho học sinh thảo luận trong nhóm để các em tham khảo ý kiến của nhau từ đ
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc