Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh học tốt phép tính nhân ở Lớp 3

docx 10 trang Xuân Hạnh 19/04/2025 20
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh học tốt phép tính nhân ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh học tốt phép tính nhân ở Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn học sinh học tốt phép tính nhân ở Lớp 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN HỌC SINH HỌC TỐT PHÉP TÍNH NHÂN
 Ở LỚP 3
Lý do
Ở lớp 3 còn một số em không nắm chắc được phép nhân nên khi thực hành làm toán các em còn gặp nhiều lúng túng. Đặc biệt khi thực hiện nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số hoặc trong bài toán có lời văn. Học tốt phép nhân cũng là cơ sở để giúp các em thực hiện được các phép tính chia.
Nếu như các em không nắm chắc về kĩ năng thực hành phép tính nhân mà không được giúp đỡ, quan tâm thì các em sẽ không còn khả năng trong thực hành môn toán lớp 3, đặc biệt là đối với các em học yếu. Như vậy các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong thực hành giải toán liên quan đến phép nhân. Mặt khác nếu các em học yếu mà không quan tâm giúp đỡ kịp thời thì các em không thể thực hiện được, lâu dần các em sẽ chán nản không còn hứng thú trong học tập môn toán. Vì vậy tôi mạnh dạn đề ra “ Một số biện pháp rèn học sinh học tốt phép tính nhân ở lớp 3 ”
Tình hình thực tế
Trước khi áp dụng biện pháp kết quả khảo sát chất lượng môn toán lớp tôi như sau:
Tổng số
HHT
HT
CHT
35/16
10
18
7

Thực trạng
Thuận lợi
Các em đã được học bảng nhân ở lớp hai.
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ giáo viên về chuyên môn trong quá trình giảng dạy.
Phụ huynh quan tâm nhiều đến việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Khó khăn
Đa số các em chưa có ý thức tự giác về việc học. Việc học tập của các em cần phải có người nhắc nhở.
Thời gian học tập của các em còn hạn chế, do ảnh hưởng dịch bệnh giáo viên không 
trực tiếp giảng dạy các em trên lớp.
Một số em chưa nắm tốt kiến thức về thực hành được phép nhân, chưa thuộc bảng nhân.
Các biện pháp
Giúp học sinh hình thành và học thuộc bảng nhân
Muốn thực hiện tốt phép nhân thì trước hết các em phải hiểu rõ tính chất phép nhân và thuộc được các bảng nhân từ 2 đến 9. Đối với các em chưa thuộc bảng nhân nên tính còn sai, giáo viên cần hướng dẫn các em ôn kỹ các bảng nhân đã học và khi dạy hình thành bảng nhân thì phương pháp chủ yếu là trực quan kết hợp làm mẫu. 
Ở lớp 3 học sinh tiếp tục được học các bảng nhân 6, 7, 8, 9. Các em cũng thành thạo trong sử dụng các chấm tròn để hình thành bảng nhân đã được học ở lớp 2. Hơn nữa lên lớp 3 trình độ nhận thức của các em phát triển hơn trước nên khi hướng dẫn lập bảng nhân giáo viên yêu cầu học sinh sử dụng đồ dùng học tập ở mức độ nhất định và phải tăng dần mức độ khái quát để kích thích trí tưởng tượng, phát triển tư duy cho học sinh. 
Cơ sở của phép tính nhân chính là phép tính cộng. Gấp một số lên một số lần thì ta có được phép tính nhân. Như vậy, giáo viên cần giúp học sinh thao tác nhiều lần để các em có thể hình dung một các rõ ràng mối quan hệ giữa phép tính cộng và phép tính nhân. 
Ví dụ: Khi giáo viên dạy bài bảng nhân 6. Khi cho học sinh lập bảng nhân 6. Giáo viên chỉ nêu lệnh rồi cho học sinh thao tác trên các tấm bìa có 6 chấm tròn để lập được các phép tính: 6 x 1 = 6
6 x 2 = 12. Vì 6 lấy 2 lần ta có 6 x 2 = 6 + 6 = 12
6 x 3 = 18. Vì 6 lấy 3 lần ta có 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18
+ Cho học sinh nhân xét kết quả phép tính liền sau như thế nào so với kết quả lần trước, từ đó học rút ra kết luận là kết quả liền sau bằng kết quả liền trước cộng thêm 6. Tương tự như vậy cho học sinh lập hết bảng nhân 6.
+ Hoặc học sinh có thể dựa trên bảng nhân đã học trước để lập bảng nhân kế tiếp. 
Chẳng hạn:
6 x 4 = 4 x 6 = 24
6 x 5 = 5 x 6 = 30
6 x 7 = 7 x 6 = 42
* Kinh nghiệm
Sau khi đã lập được bảng nhân. Muốn học sinh học thuộc nhanh bảng nhân ngay tại lớp và nắm chắc bảng nhân không theo thứ tự, giáo viên thực hiện như sau: Đầu tiên giáo viên cho cả lớp đọc đồng thanh nhiều lần sau đó cho các em đọc nối tiếp mỗi em đọc một phép tính, em tiếp theo đọc phép tính kế tiếp trong bảng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên sau đó xóa dần bảng. Như vậy em này đọc em khác đã có sự chuẩn bị nhẩm để đến lượt mình. Cứ như vậy các em hứng thú tham gia một cách chủ động, nhiệt tình học bảng nhân. Sau đó gọi các em lên đọc trước lớp.
Chú ý đến các em học chậm khuyến khích đọc những phép nhân nào đã thuộc.
Giáo viên rèn bảng nhân bằng cách cho các em chơi trò chơi “hái hoa” mỗi bông hoa tương ứng với một bảng nhân đã học để tạo sự hứng thú cho các em. Hoặc cho các em các số 2, 3, 4, 6, 8, 18, 32...sử dụng dấu nhân và dấu bằng để tạo thành một phép nhân thích hợp.
Giáo viên cần nhắc các em về nhà tự ôn lại bảng nhân, hôm sau truy bài 15 phút đầu giờ cho các em luyện đọc bảng nhân lại trong tổ của mình.
Kết quả
+ Đầu năm
Tổng số
Thuộc bảng nhân
Chưa thuộc bảng nhân
35/16
26
9

+ Đến cuối học kì 
Tổng số
Thuộc bảng nhân
Chưa thuộc bảng nhân
35/16
35
0

Rèn kỹ năng thực hiện phép tính nhân không nhớ cho học sinh: 
Một số em khi thực hiện phép tính, ra kết quả các em ghi số đảo ngược không đúng vị trí.
342 
x 2 
486
Cách đặt tính và thực hiện phép tính chưa đúng
342 
x 2
684
Cách đặt tính và thực hiện phép tính đúng
* Kinh nghiệm: Khi đặt tính rồi tính, nhắc học sinh khi ghi thừa số thứ 2 phải ghi thẳng hàng với hàng đơn vị của thừa số thứ nhất. Khi làm chú ý phải thực hiện từ phải sang trái tránh trường hợp một vài em thực hiện theo chiều từ trái sang phải sẽ dẫn đến kết quả sai.
Khi các em thực hiện tốt được phép nhân không nhớ, thì sang phép nhân có nhớ các em sẽ thực hiện nhanh chóng và dễ hơn.
Kết quả
+ Đầu năm
Tổng số
Thực hiện tốt phép nhân
Chưa thực hiện tốt
35/16
28
7

+ Đến cuối học kì 
Tổng số
Thực hiện tốt phép nhân
Chưa thực hiện tốt
35/16
35
0

Rèn kỹ năng thực hiện phép tính nhân có nhớ cho học sinh: 
Với nội dung về phép nhân các số tự nhiên ở lớp 3, để hình thành kiến thức mới cho học sinh thì phương pháp chủ yếu trực quan, kết hợp làm mẫu; để rèn luyện kĩ năng thì phương pháp chủ yếu là thực hành - luyện tập. Tuy nhiên, trong quá trình học sinh thực hành luyện tập giáo viên phải tăng dần mức độ, yêu cầu, độ khó của bài tập; tạo điều kiện cho học sinh tự huy động kiến thức sẵn có để làm bài; đồng thời rèn cho học sinh khả năng tự kiểm tra, đánh giá mình và đánh giá các bạn.
Những lỗi sai mà học sinh hay mắc phải: 
Khi thực hiện phép tính nhân số có hai hoặc ba chữ số với số có một chữ số 
(có nhớ), một số học sinh thường sai lầm vì không biết khi nhân lên thì phải viết chữ số nào vào kết quả và chữ số nào cần phải nhớ để cộng thêm vào kết quả ở lượt nhân thứ hai.
Ví dụ 1: 106 x 8 = ? 
106 Thông thường khi thực hiện tính viết thì 8 x 6 = 48 ta viết 8 nhớ 4. 
x 8 Trong khi đó, học sinh sẽ tính 8 x 6 = 48 thì lại viết 4 nhớ 8.
 884
* Kinh nghiệm: Đặt tính theo cột dọc chú ý nhắc lại quan hệ cùng cột với các chữ số cùng hàng tính từ phải sang trái. Như số 8 thẳng cột với chữ số 6. Lấy thừa số thứ hai là 8 nhân với từng chữ số ở thừa số thứ nhất theo thứ tự từ phải sang trái: (từ hàng đơn vị, chục, trăm, ) 
106 
x 8
 848
+ 8 nhân 6 bằng 48, viết 8, nhớ 4. Ở đây giáo viên cần hướng dẫn kỹ kết quả của lượt nhân đầu tiên là số có hai chữ số nên ta viết chữ số hàng đơn vị vào cột đơn vị ở kết quả, nhớ lại chữ số hàng chục để thêm vào kết quả của lượt nhân tiếp theo.
+ 8 nhân 0 bằng 0, thêm 4 bằng 4, viết 4. Giáo viên nên khắc sâu cho học sinh, khi nhân ở lượt tiếp theo là hàng chục được kết quả rồi, sau đó phải cộng thêm 4 nhớ ở lượt nhân đầu tiên được 4 viết 4 vào hàng chục. Ở lượt nhân này học sinh phải nhớ khi thực hiện nhân một số nào đó với số 0 thì kết quả bằng 0. 
+ 8 nhân 1 bằng 8, viết 8. 
Một số em lại chỉ nhớ 1 vào lượt nhân thứ hai mặc dù khi nhân với chữ số hàng đơn vị có kết quả lớn hơn 20 thì cũng chỉ nhớ 1 thôi.
Ví dụ 2: 27 x 4
 27 Học sinh lấy 7 x 4 = 28 thì viết 8 nhớ 1
x 4 4 nhân 2 bằng 8, 8 thêm 1 bằng 9, viết 9 
 98 Trong khi đó 7 x 4 = 28 viết 8 nhớ 2 mới đúng.
* Kinh nghiệm: Yêu cầu các em chú ý khi lấy 2 số nhân với nhau, khi ra kết quả nhớ ghi con số ở hàng đơn vị, con số nhớ ở hàng chục là số mấy thì em phải ghi ra ở phía bên phải phép tính để dễ nhìn thấy.
 27 Học sinh lấy 7 x 4 = 28 thì viết 8 nhớ 2
x 4 4 nhân 2 bằng 8, 8 thêm 2 bằng 10, viết 10 
 108 
Khi nhân số có nhiều chữ số với số có một chữ số có nhớ một, hai hoặc ba lần liên tiếp, học sinh thường chỉ nhớ lần đầu tiên mà quên không nhớ các lần tiếp theo.
Ví dụ: 238 x 5
238 5 nhân 8 bằng 40, viết 0, nhớ 4. 
x 5 5 nhân 3 bằng 15, thêm 4 bằng 19, viết 9. (quên số nhớ 1) 
1090 5 nhân 2 bằng 10, viết 10. 
Dẫn đến kết quả sai.
* Kinh nghiệm: Đối với lỗi trên, giáo viên cần khắc phục cho học sinh bằng cách: Trước hết yêu cầu các em nhẩm thầm trong khi tính (vừa tính, vừa nhẩm) và viết số cần nhớ ra bên phải phép tính và luôn luôn ghi nhớ, đối với phép nhân có nhớ nhiều hơn một thì khi ghi kết quả các em phải ghi hàng đơn vị và nhớ hàng chục.
 238 5 nhân 8 bằng 40, viết 0, nhớ 4. 
x 5 5 nhân 3 bằng 15, thêm 4 bằng 19, viết 9, nhớ 1 
1190 5 nhân 2 bằng 10, 10 thêm 1 bằng 11, viết 11. 
Ngoài ra còn một số em thường mắc lỗi như không hiểu được việc ghi 
số nhớ, nên viết kết quả trực tiếp vào phép tính. 
Ví dụ: 437 x 2
 437 2 nhân 7 bằng 14, viết 14. 
x 2 2 nhân 3 bằng 6, viết 6. 
 8614 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
Dẫn đến kết quả sai.
* Kinh nghiệm: Ở lượt nhân thứ nhất: 2 nhân 7 được 14, tức là 1 chục và 4 đơn vị viết 4 ở cột đơn vị, còn 1 chục nhớ lại (ghi số 1 bên phải phép tính để dễ nhớ không sợ quên) để khi thực hiện lượt nhân thứ hai xong sau đó thêm 1 chục đã nhớ vào lượt nhân thứ hai.
Ở lượt nhân thứ hai: 2 nhân 3 được 6, 6 thêm 1 đã nhớ là 7, viết 7 liền trước số 4.
Ở lượt nhân thứ 3: 2 nhân 4 được 8, viết 8.
 437 2 nhân 7 bằng 14, viết 4, nhớ 1. 
x 2 2 nhân 3 bằng 6, 6 thêm 1 bắng 7, viết 7. 
 874 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 
Kết quả
+ Đầu năm
Tổng số
Thực hiện tốt phép nhân
Chưa thực hiện tốt
35/16
27
8

+ Đến cuối học kì 
Tổng số
Thực hiện tốt phép nhân
Chưa thực hiện tốt
35/16
35
0

VÀO NHÓM CẤP NHẬT VÀ NHẬN NHIỀU TÀI LIỆU TẶNG NHÉ
https://zalo.me/g/iirxen156
Kết quả
Sau khi áp dụng các biện pháp học sinh lớp tôi có sự tiến bộ trong làm toán nhân.
+ Các em đã thuộc bảng nhân hơn lúc trước.
+ Học sinh biết tính nhẩm trong phạm vi các bảng tính hoặc trong các trường hợp đơn giản, thường gặp về phép nhân. 
+ Biết thực hiện phép nhân số có hai, ba chữ số với số có một chữ số.
Chất lượng khảo sát môn toán sau khi áp dụng các biện pháp như sau:
Tổng số
HHT
HT
CHT
35/16
15
20
0

Kết luận
 Để thực hiện được công việc này thì giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên theo dõi và hướng dẫn các em thực hành nhất là đối với học sinh yếu. Giáo viên hướng dẫn hoặc chỉ định bạn học giỏi giúp đỡ cho các em để tiến bộ hơn. 
Khi rèn luyện cho những học sinh học yếu, giáo viên phải nhẫn nại, hướng dẫn các em từ những phép tính đơn giản để các em làm quen với cách làm.
Giáo viên cần nắm được đối tượng học sinh của mình để đưa ra các giải pháp phù hợp.
Giáo viên phải khen thưởng động viên nhằm tạo động lực và hứng thú học tập cho học sinh.
Thường xuyên gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi kết quả học tập của con em và yêu cầu phụ huynh cần quan tâm nhắc nhở các em thời gian học ở nhà.
Rèn luyện cho học sinh có ý thực tự học, tự luyện đọc trước ở nhà.
Giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tự nhận xét, đánh giá giữa các bạn trong lớp để phát huy tính tích cực của học sinh.
Trên đây là những biện pháp tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy phép tính nhân bước đầu đã mang lại hiệu quả giúp học sinh làm toán tốt hơn.
Tân Long, ngày 24 tháng 1 năm 2022
Người viết
 Phạm Thế Quyển
Duyệt của Ban giám hiệu
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
........................
https://zalo.me/g/iirxen156

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_hoc_sinh_hoc_tot.docx