Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi học tập nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 3

docx 33 trang Xuân Hạnh 19/12/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi học tập nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi học tập nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng trò chơi học tập nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt Lớp 3
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ QUẾ VÕ
TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN HÒA
----------š µ ›----------
BÁO CÁO
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG 
MÔN : TIẾNG VIỆT
TÊN BIỆN PHÁP : ỨNG DỤNG TRÒ CHƠI 
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
 Họ và tên : Nguyễn Thu Hiền
Môn giảng dạy: Tiếng Việt
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhân Hòa
Quế Võ, ngày 26 tháng 10 năm 2023
MỤC LỤC
Nội dung
Trang

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

3

PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng công tác dạy và học
Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Biện pháp 1
Biện pháp 2
Biện pháp 3
Thực nghiệm sư phạm
Mô tả cách thực hiện
Kết quả đạt được
Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm
Kết luận
Kiến nghị, đề xuất
Đối với tổ/nhóm chuyên môn
Đối với Lãnh đạo nhà trường
Đối với Phòng GDĐT , Sở GDĐT

5
5
7
7
8
9
9
9
27
28
29
29
29
29
30

PHẦN III. TÀI LIỆU THAM KHẢO

30

PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP

31

PHẦN V : CAM KẾT

32

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Xuất phát từ yêu cầu đổi mới của đất nước, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến phát triển giáo dục. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của chương trình GDPT 2018 hiện nay là: hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh một cách toàn diện theo mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học xác định là môn học công cụ bởi mục tiêu quan trọng của nó. Từ là đơn vị cơ bản của hệ thống ngôn ngữ, nếu không làm chủ được vốn từ của một ngôn ngữ thì không thể sử dụng được ngôn ngữ đó để học tập cũng như trong giao tiếp. Ngoài ra vốn từ ngữ của một người càng giàu bao nhiêu thì khả năng diễn đạt của người đó càng chính xác và tinh tế bấy nhiêu. Vì vậy, làm giàu vốn từ cho học sinh là việc làm quan trọng và cần thiết.
Học sinh được lĩnh hội kiến thức thông qua một hệ thống bài tập theo bộ sách Kết nối tri thức. Tất cả được phân loại theo từng chủ đề quen thuộc trong cuộc sống và phát triển từ dễ đến khó giúp mọi học sinh đều dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, với học sinh tiểu học, vốn từ mà các em có được chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sống và cách hiểu tự nhiên còn nhiều hạn chế. Đa số các em chỉ mới hiểu được một số nét nghĩa của từ hoặc chỉ nắm nghĩa một cách chung chung chứ chưa đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, khả năng vận dụng các từ đã học vào giao tiếp và học tập còn nhiều hạn chế, học sinh còn gặp khó khăn và bị lúng túng trong việc tìm từ và sử dụng từ. 
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích đầu tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí và thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Nhưng qua trò chơi, người chơi có thể rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao lưu với mọi người cùng hợp tác với đồng đội trong nhóm, tổ.
Ở bậc Tiểu học, sử dụng trò chơi trong quá trình học tập làm cho việc tiếp thu trí thức, rèn luyện kỹ năng, củng cố tri thức bớt đi sự khô khan, có thêm sự sinh động, hấp dẫn. Từ đó hiệu quả học tập của học sinh tăng lên. Trong giờ mở rộng vốn từ, học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ để làm giàu vốn từ cho mình. Nếu giáo viên chỉ sử dụng một phương pháp cho cả tiết học thì hiệu quả giờ học không cao, học sinh thụ động, lười suy nghĩ. Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp dạy học tích cực. Từ đó làm thay đổi không khí trong lớp học, tạo sự thi đua sôi nổi, hào hứng của các đội chơi và sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn trong lớp. Nhờ có trò chơi học tập, học sinh hứng thú hơn với việc học từ ngữ trong các bài tập mở rộng vốn từ, làm giảm bớt sự khô khan của bài học, học sinh tiếp thu từ và nghĩa của từ nhanh, phân loại, quản lý vốn từ đúng, sử dụng từ chính xác, linh hoạt, hợp lý.
Việc vận dụng trò chơi học tập sẽ mang lại hiệu quả cao cho tiết học. Trò chơi học tập giúp cho không khí lớp sôi nổi hơn, dễ chịu và thoải mái hơn. Học sinh cảm thấy vui vẻ chủ động khám phá kiến thức. Khi có tâm lý thoải mái, “học mà chơi, chơi mà học”, các em sẽ tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn và cải thiện vốn từ và câu cho mình.
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi nhận học sinh Tiểu học rất năng động, hứng thú với các trò chơi sinh động, thú vị. Do đó, nếu có thể ứng dụng trò chơi học tập phù hợp có thể nâng cao không khí lớp học, các em không còn lo lắng, chán nản khi học. Khi có tâm lý thoải mái, “học mà chơi, chơi mà học”, các em sẽ tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn và cải thiện vốn từ và câu cho mình. Trên đây là những lý do để tôi chọn, nghiên cứu và viết biện pháp “ Ứng dụng trò chơi học tập nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt lớp 3 ”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng công tác dạy và học
 Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã tích cực cải tiến các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng các phương pháp vẫn còn bất cập.
Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 3G. Trong quá trình giảng dạy, gần một tháng đầu tôi nhận thấy vốn từ của các em còn ít, tìm từ chưa hay chưa phong phú, các em đang dừng lại ở tìm từ một tiếng, từ không đúng nghĩa, còn cách sử dụng từ của các em khi nói, viết, câu còn lúng túng khi đặt câu có từ cho sẵn, có khi đưa vào câu còn chưa hợp lý. Chính vì thế trong lần khảo sát đầu năm kết quả chưa cao.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM 2022 – 2023
Lớp 3G : 38 em

Được
Tỉ lệ
Chưa được
Tỉ lệ
Giải nghĩa từ
18 em
47,4%
20 em
52,6%
Tìm từ
16 em
42,1%
22 em
57,9%
Sử dụng từ
20 em
52,6%
18 em
47,4%

a, Ưu điểm:
Về phía giáo viên:
	- Với cương vị là một giáo viên trẻ, ham học hỏi, được tập huấn đầy đủ về Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tôi tự tin có đủ sự sáng tạo, nhiệt huyết và sức trẻ để làm người bạn đồng hành, hướng dẫn cũng như truyền lửa đam mê cho các em trên con đường tiếp cận tri thức của nhân loại với bước chân đầu tiên là học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.
- Được giảng dạy trong một lớp học tích hợp với đầy đủ các cơ sở vật chất khang trang, tiện ích cũng là một trong những thuận lợi to lớn của tôi để phục vụ tốt cho công tác “trồng người”: phòng học được trang bị các thiết bị đồ dùng dạy học đảm bảo sức khỏe cũng như tinh thần học tập của học sinh.
Về phía học sinh:
- Lễ phép, vâng lời, phần lớn chịu hợp tác với giáo viên. 
- Học sinh Tiểu học rất thích tham gia các trò chơi học tập “ Học mà chơi – chơi mà học ” sẽ mang lại hiệu quả cao trong giờ học.
- Thích khám phá cái mới, dễ dàng bị hấp dẫn bởi các hoạt động mới lạ.
Về phía phụ huynh:
- Các em học sinh của lớp sống cùng cha mẹ và người thân nên được quan tâm, yêu thương, chăm sóc và tạo điều kiện tốt nhất để các em chuyên tâm học tập.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên trong việc giáo dục trẻ.
b. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Về phía giáo viên:
- Việc chuẩn bị đồ dùng phục vụ cho các trò chơi học tập và kết hợp các phương pháp cũng như hình thức tổ chức cho một tiết học để xoá bỏ lối mòn đơn thuần truyền thụ kiến thức, mang lại cho học sinh hứng thú học tập thật sự tốn nhiều thời gian và công sức để mang lại hiệu quả như mong đợi.
- Giáo viên khi dạy chưa vận dụng hết các hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học để gây hứng thú học tập cho học sinh.
- Giáo viên chưa tạo tâm thế và tâm lí tốt cho trẻ cho nên dẫn đến chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh. Học sinh chưa mạnh dạn thao tác, trao đổi, tranh luận, đánh giá, nhận xét về một đơn vị kiến thức của bài.
Về phía học sinh:
- Học sinh nhút nhát sợ nói, ngại phát biểu trước người lạ, trước đám đông
- Đôi khi chưa hợp tác cùng giáo viên, thụ động, uể oải, thờ ơ, ít tập trung chú ý vào bài giảng.
- Vốn từ trong cuộc sống các em còn nghèo. Môi trường giao tiếp của học sinh còn hạn chế nên nhiều em chưa tự tin bạo dạn.
Nguyên nhân:
- Phần lớn phụ huynh là người ngoài ngành và phải lo việc mưu sinh nên khoán việc học tập của con em hoàn toàn cho giáo viên và chưa có chuyên môn để quan tâm, giúp đỡ các em kịp thời.
	- Đôi lúc phụ huynh quan tâm con em “quá mức” khiến cho học sinh càng trở nên thụ động và ỷ lại vào cha mẹ cũng như các bạn cùng nhóm, cùng lớp
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
a) Biện pháp 1 : Sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập đối với các bài tập phân loại, quản lý vốn từ và bài tập sử dụng từ:
- Mục tiêu : Giúp học sinh phân loại, quản lý vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh. Thu hút sự chú ý và tham gia của HS vào bài học, tất cả HS đều được chia sẻ những hiểu biết của mình về nội dung bài học.
- Đối tượng, phạm vi áp dụng : Học sinh lớp 3
Đối với nhiệm vụ phân loại, quản lý vốn từ, tôi thấy đa số các bài tập đều cho trước một số lượng từ nhất định, nhiệm vụ của học sinh là dựa vào một tiêu chí nào đó để xếp từ vào các nhóm. Trò chơi tạo hứng thú cho HS khi bước vào bài mới, kết nối vốn ngôn ngữ, vốn từ HS đã có với nội dung sẽ học trong bài mới. Tôi sử dụng trò chơi “Tiếp sức” và “ Cùng đi hái nấm”
* Cách thực hiện :
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho người chơi hoặc đội chơi về luật chơi, cách chơi và thời gian chơi
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
+ Học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
	b) Biện pháp 2 : Sử dụng trò chơi học tập để củng cố kiến thức đã học
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những từ vừa học trong bài mở rộng vốn từ.
 Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi, thi đua
 Rèn luyện phản ứng nhanh, rèn luyện sự chú ý
- Đối tượng, phạm vi áp dụng : Học sinh lớp 3
Khi thực hiện xong các nhiệm vụ của bài học, vào cuối tiết học, giáo viên sẽ củng cố lại nội dung đã học cho học sinh. Hiện nay, ở trường tiểu học ít chú ý đến khâu này trong bài dạy, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng vốn từ của học sinh.
Khi dạy mở rộng vốn từ cho học sinh, muốn từ tồn tại sâu sắc, bền vững trong trí nhớ của học sinh, giáo viên phải tìm cách để học sinh được thao tác nhiều với từ, tạo điều kiện cho học sinh nghe, nói, đọc, viết từ. Để củng cố bài học cho học sinh, tôi sử dụng trò chơi “Ai đúng, ai nhanh”; “ Truyền điện”
* Cách tiến hành :
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho người chơi hoặc đội chơi về luật chơi, cách chơi và thời gian chơi.
Bước 3: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi.. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải.
+ Học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
 c) Biện pháp 3 : Sử dụng phương pháp trò chơi ô chữ để củng cố và mở rộng thêm vốn từ.
Trò chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa học. Đồng thời giúp học sinh tìm hiểu những ô chữ liên quan đến chủ điểm vừa học qua phần gợi ý giúp học sinh mở rộng thêm được vốn từ cho mình.
 - Mục tiêu : giúp học sinh hoạt động với nhiều từ hơn để ghi nhớ từ hiệu quả hơn nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh
- Đối tượng, phạm vi áp dụng : Học sinh lớp 3
* Cách tiến hành :
Bước 1 : Giới thiệu ô chữ
- Nêu chủ điểm ô chữ
- Hướng dẫn cách chơi, các quy tắc, quy định trong khi chơi
Bước 2 : Tổ chức cho học sinh chơi
Bước 3 : Tổng kết
3. Thực nghiệm sư phạm
a. Mô tả cách thực hiện 
 Biện pháp 1 : Sử dụng phương pháp trò chơi trong học tập đối với các bài tập phân loại, quản lý vốn từ và bài tập sử dụng từ:
Đối với nhiệm vụ phân loại, quản lý vốn từ, tôi thấy đa số các bài tập đều cho trước một số lượng từ nhất định, nhiệm vụ của học sinh là dựa vào một tiêu chí nào đó để xếp từ vào các nhóm.
Ví dụ 1 : Tìm các từ ngữ thường dùng để chỉ đặc điểm của mỗi nhóm dưới đây
(Bài 2 trang 49 tiếng Việt 3 tập 1)
Ví dụ 2: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp: ( Bài 2 trang 37 tiếng Việt 3 tập 2 )
Nhiệm vụ của bài tập này làm nổi bật đặc điểm chung của các từ ngữ trong hệ thống, từ đó làm cơ sở, làm điểm tựa cho hoạt động ghi nhớ, sắp xếp từ thành hệ thống trong trí nhớ của học sinh. Vì vậy đối với loại bài tập này, tôi thường sử dụng trò chơi học tập để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Tên trò chơi: THI TIẾP SỨC.
- Giúp học sinh phân loại, quản lý vốn từ, phát huy óc liên tưởng, so sánh.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, luyện trí thông minh và cách ứng xử nhanh.
+ Chuẩn bị:
- Bảng phụ hoặc kẻ bảng chính của lớp, trong bảng đó ghi đề bài và các tiêu chí phân loại từ.
Từ ngữ chỉ sự vật
Từ ngữ chỉ đặc điểm


- Các giấy ghi sẵn các từ cần xếp loại.
- Nam châm hoặc băng dính.
Ảnh minh họa học sinh tham gia trò chơi
+ Cách tiến hành:
- Trò chơi chia làm hai đội Nam – Nữ, mỗi đội 6 học sinh.
- Khi giáo viên có hiệu lệnh “Bắt đầu” lần lượt mỗi em của hai đội chạy lên dán từ vào đúng nhóm theo tiêu chí phân loại. Khi dán xong, học sinh chạy xuống chạm tay vào học sinh thứ hai thì học sinh thứ hai mới được chạy lên dán từ tiếp theo vào bảng. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hai đội dán xong các từ, trò chơi kết thúc. Đội nào dán đúng và nhanh đội đó sẽ giành chiến thắng.
Ví dụ 3 : Xếp các từ chỉ hoạt động dưới đây vào 2 nhóm : ( Bài 2 trang 32 tiếng Việt 3 tập 1 )
Tên trò chơi : CÙNG ĐI HÁI NẤM
+ Cách tiến hành:
- Trò chơi chia làm hai đội Nam – Nữ, mỗi đội 10 học sinh.
- Khi giáo viên có hiệu lệnh “Bắt đầu” lần lượt mỗi em của hai đội chạy lên hái và xếp các cây nấm có chưa từ ngữ vào 2 giỏ tương ứng . Khi xếp xong 1 cây nấm, học sinh chạy xuống chạm tay vào học sinh thứ hai thì học sinh thứ hai mới được chạy lên xếp cây nấm tiếp theo vào giỏ. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hai đội xếp xong các từ vào giỏ , trò chơi kết thúc. Đội nào xếp đúng và nhanh đội đó sẽ giành chiến thắng.
Ưu điểm của trò chơi đối với loại bài tập phân loại quản lý vốn từ là kết quả làm việc của học sinh sẽ tạo ra biểu tượng cụ thể (trên bảng lớp) cho học sinh so sánh và ghi nhớ.
Các từ theo một dấu hiệu được xếp thành một cột trên bảng để học sinh ghi nhớ từ thuận lợi trong trí nhớ của mình. Khi sử dụng, học sinh có thể liên tưởng nhanh đến từ trong trò chơi đã được chơi.
Khi học sinh chơi xong, giáo viên có thể kết hợp với các bài tập để học sinh tìm hiểu nghĩa của từ, phân biệt sắc thái nghĩa của các từ cùng hệ thống để khi học sinh sử dụng từ chính xác và tinh tế hơn.
Ảnh minh họa học sinh tham gia chơi.
Trò chơi học tập để học sinh tìm ra tri thức mới đa dạng. Giáo viên có thể sử dụng thêm các trò chơi khác để phù hợp và thay đổi không khí lớp học làm cho học sinh hứng thú hơn với việc làm giàu vốn từ của mình.
* Biện pháp 2 : Sử dụng trò chơi học tập để củng cố kiến thức đã học
Khi thực hiện xong các nhiệm vụ của bài học, vào cuối tiết học, giáo viên sẽ củng cố lại nội dung đã học cho học sinh. Hiện nay, ở trường tiểu học ít chú ý đến khâu này trong bài dạy, điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng vốn từ của học sinh.
Khi dạy mở rộng vốn từ cho học sinh, muốn từ tồn tại sâu sắc, bền vững trong trí nhớ của học sinh, giáo viên phải tìm cách để học sinh được thao tác nhiều với từ, tạo điều kiện cho học sinh nghe, nói, đọc, viết từ. Để củng cố bài học cho học sinh, tôi sử dụng trò chơi “Ai đúng, ai nhanh”; “ Truyền điện”
Ví dụ : ( Bài 4 : Luyện tập Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm trang 24 , sách giáo khoa tập 1 )
Câu hỏi : Em hãy tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm theo ba nhóm trên 
- Từ ngữ chỉ màu sắc
- Từ ngữ chỉ hình dáng, kích thước
- Từ ngữ chỉ hương vị
* Trò chơi “ Ai đúng, ai nhanh”
- Tổ chức trò chơi vào cuối tiết học.
- Một số học sinh đứng tại vị trí của mình, lần lượt nêu các từ ngữ chỉ đặc điểm . Giáo viên và các học sinh khác sẽ là trọng tài, khi học sinh nêu đúng một từ, cả lớp đồng thanh nói “đúng” và học sinh được nêu tiếp từ khác. Nếu học sinh nói chưa đúng thì cả lớp nói “sai” thì học sinh đó bị phạt, nhường quyền chơi lại cho các bạn khác trong lớp. Học sinh nào nêu đúng và nhiều từ sẽ thắng cuộc
Sau trò chơi, giáo viên và học sinh sẽ tuyên dương những học sinh nêu đúng và nhiều từ.
* Trò chơi “ Truyền điện”
- Tổ chức trò chơi vào cuối tiết học.
- “ Điện” bắt đầu truyền từ giáo viên tức là giáo viên nêu câu hỏi sau đó chỉ định một học sinh trả lời, học sinh trả lời đúng sẽ có quyền “ truyền điện” cho học sinh khác. Cứ thế trò chơi chỉ dừng lại khi giáo viên ngắt điện, tức là ra hiệu dừng trò chơi.
Ảnh học sinh tham gia trò chơi
Ưu điểm là loại trò chơi này là tạo điều kiện cho học sinh nói từ. Nói cách khác, giúp học sinh hoạt động với nhiều từ hơn để ghi nhớ từ hiệu quả hơn, luôn đặt học sinh vào tâm thế tập trung suy nghĩ cao độ, sẵn sang trả lời câu hỏi.
Những trò chơi này theo dạng rất đơn giản, không gây ồn ào nhưng lại có tác động tích cực đến việc ghi nhớ từ ngữ của học sinh. Nếu giáo viên tổ chức tốt hai trò chơi thì ngoài tác dụng củng cố tốt kiến thức của bài học, trò chơi còn có tác dụng trở lại với bài học mới để ghi nhớ kiến thức của bài học. Học sinh phải cố gắng để khi chơi tìm được nhiều từ nhất. Từ đó, hiệu quả của giờ học được nâng cao, số lượng từ và chất lượng từ sau mỗi bài học sẽ được chuyển biến rõ rệt.
* Biện pháp 3 : Sử dụng phương pháp trò chơi ô chữ để củng cố và mở rộng thêm vốn từ.
Trò chơi học tập phần lớn được xem là một thủ thuật, biện pháp củng cố kiến thức mà học sinh vừa học. Đồng thời giúp học sinh tìm hiểu những ô chữ liên quan đến chủ điểm vừa học qua phần gợi ý giúp học sinh mở rộng thêm được vốn từ cho mình.
Trò chơi ô chữ thường tổ chức theo các bước sau :
Bước 1 : Giới thiệu ô chữ
- Nêu chủ điểm ô chữ
- Hướng dẫn cách chơi :
Giáo viên chia lớp thành 2 – 4 đội ( tùy vào số lượng học sinh).
Mỗi nhóm chơi sau khi nghe lời gợi ý xong suy nghĩ hội ý và phất cờ để giành quyền trả lời. Nhóm nào phất cờ trước, trả lời nhanh, đúng ghi điểm. Nhóm nào sai nhường quyền t

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_tro_choi_hoc_tap_nang_cao_cha.docx