SKKN Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 trường tiểu học Nhân Hòa, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

docx 24 trang Xuân Hạnh 16/12/2024 220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 trường tiểu học Nhân Hòa, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 trường tiểu học Nhân Hòa, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

SKKN Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 trường tiểu học Nhân Hòa, Thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ QUẾ VÕ
BÁO CÁO
 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT
TÊN BIỆN PHÁP:
CÁC BÀI TẬP BỔ TRỢ KỸ THUẬT CHÂN TRONG BƠI ẾCH CHO NAM HỌC SINH LỨA TUỔI 9- 10 TRƯỜNG TIỂU HỌC NHÂN HÒA
THỊ XÃ QUẾ VÕ TỈNH BẮC NINH
TÁC GIẢ : NGUYỄN TRUNG HIẾU
Môn giảng dạy: Giáo dục thể chất
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ: Giáo viên 
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Nhân Hòa
Bắc Ninh, ngày...thángnăm 2023
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NXB: Nhà xuất bản
TDTT: Thể dục thể thao
TT: Thể thao
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU ĐO LƯỜNG 
m: mét
s: giây
Sl: số lần
%: Phần trăm
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, nhu cầu thể dục thể thao không thể thiếu đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. TDTT tạo nên những con người khỏe mạnh, phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần để phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hơn thế nữa TDTT còn là phương tiện giao lưu hợp tác hữu nghị giữa các nước, phục vụ công tác đối nội, đối ngoại trong chủ trương mở cửa hợp tác của nước ta với các nước trên thế giới.
 Những năm qua công tác giáo dục thể chất trong nhà trường tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục thể chất nhất là chất lượng giáo dục thể thao còn thấp, chưa có tác dụng tới cơ thể học sinh chưa cao.
 Bơi là một môn thể thao cơ bản không thể thiếu trong các kỳ Olympic và tại các Đại Hội Thể Thao ở khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên môn Bơi chưa được đưa vào giảng dạy chính thức trong trường học nên hiện tượng đuối nước vẫn thường xuyên xảy ra.
Qua thực tế quá trình quan sát và tìm hiểu các lớp học môn bơi lội cho thấy, việc học tập và thực hiện kỹ thuật chân trong bơi ếch của nam học sinh Tiểu học còn nhiều hạn chế và chất lượng không đồng đều. Mà nguyên nhân chính là các bài tập bổ trợ chuyên môn chưa được sử dụng một cách đầy đủ, hệ thống và việc sử dụng chúng chưa được hợp lý là việc cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ môn GDTC nói chung và của môn bơi lội nói riêng.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, tôi chọn đề tài: 
	“Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 trường tiểu học Nhân Hòa - Thị xã Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết
a. Thực trạng công tác dạy bơi cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 trường tiểu học Nhân Hòa
 Trước thực trạng nhiều học sinh bị đuối nước hiện nay, nhiều câu hỏi được đặt ra. vậy chương trình dạy bơi trong nhà trường được thực hiện tới đâu?
 Việc triển khai dạy bơi cho học sinh trong nhà trường hiện nay còn nhiều hạn chế, chủ yếu là do các nhà trường không có địa điểm tổ chức dạy bơi cho các em. Và do vậy, công tác phòng chống tai nạn đuối nước ở đa số địa phương mới chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền về nhận thức cho học sinh và các bậc phụ huynh.  
 Trước vấn đề này, ở nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác dạy bơi, phòng chống đuối nước cho học sinh đặc biệt là Thị xã Quế Võ nói chung và Trường Tiểu học Nhân Hòa nói riêng.
 Thị xã Quế Võ hàng năm vào dịp nghỉ hè vẫn thường tổ chức các lớp học bơi cho các lứa tuổi bao gồm cả nam và nữ, nhưng thường là học sinh nam theo học. Tất cả những người có nhu cầu đều được vào học nhưng chủ yếu là lứa tuổi từ 8- 18. Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, chỉ có 1 bể bơi dài 25m nên chỉ giảng dạy cho 3 lớp, mỗi lớp có từ 30 – 50 học sinh do 2 giáo viên trực tiếp quản lý và giảng dạy, mỗi lớp học 1 tháng, mỗi tuần học 5 buổi, các em học sinh phải tự trang bị dụng cụ tập luyện cho bản thân.
 Qua quan sát thực tế và kết quả kiểm tra của các giáo viên, sau mỗi khóa học, số học sinh biết bơi chỉ đạt khoảng 1/3 lớp. Như vậy cho thấy hiệu quả của các lớp dạy bơi chưa cao, cũng qua quan sát trong số học sinh đã biết bơi vẫn còn mắc nhiều sai lầm, nhất là trong kĩ thuật phối hợp chân bơi ếch dẫn tới bơi rất tốn sức, nhanh mệt, tỷ lệ mắc sai lầm rất cao, chiếm 80-90%.
Kết quả kiểm tra các lớp học bơi sau 1 tháng với 127 học sinh thì chỉ có 42/127 học sinh chiếm 33% biết bơi, có 61/127 học sinh biết làm nổi người, còn lại là các em chỉ có thể đi lại trong nước.
Từ kết quả kiểm tra và quan sát các lớp học bơi lứa tuổi 9-10 Trường tiểu học Nhân Hòa- Thị xã Quế Võ- Tỉnh Bắc Ninh, tôi tổng hợp những sai lầm chủ yếu khi học kỹ thuật phối hợp chân bơi ếch như sau:
 1- Quạt tay đạp chân tách rời, không nhịp nhàng.
 2- Đạp chân quá sớm hoặc quá muộn, đạp chân đồng thời với duỗi tay.
 3- Khi phối hợp nóng vội tạo độ lướt làm giảm hiệu lực động tác hoặc làm sai kỹ thuật chân. 
 4- Khi phối hợp làm thay đổi tư thế thân người (thân người võng xuống).
 5- Khi phối hợp không tạo được sóng tự nhiên.
 6- Khi phối hợp không đảm bảo nhịp điệu động tác (rối nhịp).
 7- Khi phối hợp có hiện tượng giật cục. 
 8- Bỏ qua giai đoạn kỹ thuật của chân và tay khi phối hợp
 - Các nguyên nhân dẫn đến sai lầm:
+ Chưa xây dựng được khái niệm động tác.
 + Nóng vội tạo độ lướt.
 + Không có giai đoạn dừng lướt nước.
 + Cảm giác không gian, thời gian kém.
 + Chưa chú ý khi giáo viên giảng giải, thị phạm
 + Khi đạp khép chân xong lại co ngay không dừng lướt.
 + Nôn nóng khi phối hợp kỹ thuật. 
 + Cảm giác dùng sức, thả lỏng chưa tốt.
 Trước thực trạng này, tôi nhận thất việc giảng dạy là cần thiết và không thể thiếu được. Như chúng ta đã biết trong 4 kiểu bơi thì bơi ếch là kiểu bơi phức tạp song dễ học. Điều quan trọng trong bơi ếch là kỹ thuật phối hợp chân. Nếu các em nắm vững kỹ thuật phới hợp chân thì việc hoàn thành kỹ thuật bơi ếch không còn mấy khó khăn nữa.
b. Tính cấp thiết
 Việc giảng dạy bơi cho lứa tuổi nhỏ là rất khó khăn và phức tạp bởi trình độ tiếp thu kỹ thuật động tác của các em rất hạn chế, chỉ dựa trên biểu tượng vận động(bắt chước), và do đặc thù của môn bơi lội là một môn khó. Vì vậy cần phải có những bài tập hợp lý, có hiệu quả nhằm khai thác tối đa khả năng của các em. Tôi thấy các bài tập giảng dạy của giáo viên sở tại đưa ra hiệu quả chưa cao, thể hiện rõ nét nhất ở kết quả kiểm tra với 127 em học sinh của 3 lớp, chỉ có khoảng 1/3 học sinh biết bơi sau 1 tháng học, còn lại 2/3 là chưa biết bơi, như vậy là quá ít và trong số 1/3 học sinh biết bơi thì có tới 80% - 90% mắc nhiều sai lầm. Việc sắp xếp sử dụng các bài tập để sửa chữa những sai lầm còn chưa linh hoạt, hợp lý các phương pháp trực quan, hệ thống, dễ tiếp thu trong giảng dạy bơi lội chưa được chú trọng sử dụng, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, áp dụng những phương pháp, bài tập một cách máy móc, rập khuôn, chưa đưa vào giảng dạy các phương pháp khoa học tiên tiến có hiệu quả cao trong và ngoài nước.
	Vậy để giúp học sinh có những kỹ thuật bơi chính xác, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Bộ môn GDTC nói chung và của môn bơi lội nói riêng.
Xuất phát từ những yêu cầu nêu trên, tôi chọn đề tài: 
	“Các bài tập bổ trợ kỹ thuật chân trong bơi ếch cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 trường tiểu học Nhân Hòa - Thị xã Quế Võ - Tỉnh Bắc Ninh”
2. Biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
Tôi căn cứ vào yêu cầu cần đạt, nhiệm vụ, tình hình thực tế giảng dạy và cơ sở lý luận của đề tài mà đề ra một số căn cứ sau để lựa chọn bài tập.
+ Các bài tập vừa sức, phù hợp với đối tượng.
+ Các bài tập phải dễ tiếp thu, dễ thực hiện.
+ Các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc hệ thống.
+ Các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc toàn diện.
+ Các bài tập phải đảm bảo nguyên tắc tăng tiến.
Tổng hợp các bài tập qua việc đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập chân bơi ếch và từ các nguồn tài liệu tham khảo. Qua thực tế quan sát các giờ lên lớp của các giáo viên tại cơ sở và huấn luyện viên một số đội bơi tại Thị xã Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh Qua tổng hợp các tài liệu chuyên môn của các chuyên gia trong và ngoài nước bước đầu tôi đã tổng hợp được một số biện pháp thông qua các bài tập để sửa chữa những sai lầm thường mắc trong giảng dạy kỹ thuật chân cho nam học sinh lứa tuổi 9-10 như sau:
a) Biện pháp 1: Sử dụng các bài tập ở trên cạn. 
Bài tập 1: Bài tập ngồi chống tay ra sau, hai chân duỗi thẳng trên mặt đất (hoặc thành bể) tập bắt chước động tác chân ếch.
- Yêu cầu cần đạt: Nhằm giúp cho học sinh nắm vững các giai đoạn đạp chân bơi ếch.
- Cách thực hiện: Tư thế ngồi hơi ngửa người ra sau, hai tay chống phía sau thân, hai chân duỗi thẳng, khép lại song song, mở khớp hông tập động tác đạp chân ếch.
- Yêu cầu:
+ Nhịp 1 co chân phải, dùng đùi kéo theo cẳng chân, vừa co vừa tách rộng
sang hai bên.
+ Nhịp 2 bẻ bàn chân sang bên phải cẳng chân và bàn chân vuông góc với hướng đạp chân, hơi khép gối.
 + Nhịp 3 đạp theo hướng hơi vòng ra ngoài rồi khép nhanh hai cẳng chân lại cuối cùng ép hai bàn chân song song với nhau.
 + Nhịp 4 duỗi thẳng chân thả lỏng dừng lại một lát, vừa làm vừa tự quan sát và đối chứng với yếu lĩnh kĩ thuật mà giáo viên đã giảng dạy, thị phạm.
- Khối lượng: mỗi buổi lên lớp có thể tập 6-8 tổ, mỗi tổ 30 - 45 giây hoặc 10-15 lần đập chân, nghỉ giữa 1 phút.
Bài tập 2: Bài tập nằm sấp trên ghế băng hoặc (bục xuất phát) đạp chân ếch
 - Yêu cầu cần đạt: Để cho học sinh thử nghiệm các yếu lĩnh động tác, các giai đoạn động tác ở tư thế nằm sấp giống với tư thế khi bơi ở dưới nước.
 - Cách thực hiện: Nằm trên ghế (hoặc bục xuất phát) để nhô phần từ hông đến cẳng chân ra ngoài mép đầu ghế, hai tay bám chặt vào ghế tự tập đạp chân ếch hoặc có giáo viên cầm hai bàn chân hướng dẫn từng giai đoạn của động tác đạp chân ếch.
 - Yêu cầu: giống bài tập 1, đồng thời yêu cầu thêm người tập, tập trung ghi nhớ vị trí phương hướng của chân trong giai đoạn co, bẻ và đạp lướt.
 - Khối lượng: 6 - 8 tổ x 10 - 15 lần đạp, nghỉ giữa mỗi tổ 45 giây tới 1 phút.
Bài tập 3: Đứng trên cạn tập phối hợp động tác quạt tay, đạp chân kiểu bơi ếch.
- Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững yếu lĩnh kĩ thuật phối hợp tay, chân khi bơi ếch 
- Cách thực hiện: Đứng thẳng hai chân song song, hai tay giơ lên đỉnh đầu và khép lại. Khi thực hiện động tác thì lấy một chân làm trụ còn chân kia thực hiện động tác. Bài tập động tác phối hợp tay, chân trên cạn được thực hiện theo nhịp hô 4 nhịp như sau:
1. Hai tay quạt sang hai bên và chếch xuống dưới.
2. Thu tay đồng thời co chân. Khi co chân gần sát hông thì bẻ bàn chân xoay ra ngoài
3. Duỗi tay lên phía đầu, tay gần thẳng thì đạp chân.
4. Khi tay chân thẳng thì hơi dừng (tượng trưng cho giai đoạn lướt nước). Sau đó làm cả chu kì động tác phối hợp tay, chân.
- Yêu cầu: Không được tách quá riêng rẽ các giai đoạn động tác mà cần làm đồng thời, liên tục và nhịp nhàng giữa động tác tay và chân. Ban đầu có thể thực hiện động tác với nhịp độ chậm sau đó tăng thêm nhịp độ.
- Khối lượng: bài tập này có thể thực hiện trên cạn 5-6 tổ mỗi tổ 10-12 lần, nghỉ giữa 1-2 phút.
Bài tập 4: Bài tập kĩ thuật phối hợp chân, tay, thở:
* Đứng trên cạn tập phối hợp động tác quạt tay, đạp chân kiểu bơi ếch.
- Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững yếu lĩnh kĩ thuật phối hợp tay, chân khi bơi ếch 
- Cách thực hiện: Đứng thẳng hai chân song song, hai tay giơ lên đỉnh đầu và khép lại. Khi thực hiện động tác thì lấy một chân làm trụ còn chân kia thực hiện động tác. Bài tập động tác phối hợp tay, chân trên cạn được thực hiện theo nhịp hô 4 nhịp như sau: 
1. Hai tay quạt sang hai bên và chếch xuống dưới.
2. Thu tay đồng thời co chân. Khi co chân gần sát hông thì bẻ bàn chân xoay ra ngoài
3. Duỗi tay lên phía đầu, tay gần thẳng thì đạp chân.
4. Khi tay chân thẳng thì hơi dừng (tượng trưng cho giai đoạn lướt nước). Sau đó làm cả chu kì động tác phối hợp tay, chân.
- Yêu cầu: Không được tách quá riêng rẽ các giai đoạn động tác mà cần làm đồng thời, liên tục và nhịp nhàng giữa động tác tay và chân. Ban đầu có thể thực hiện động tác với nhịp độ chậm sau đó tăng thêm nhịp độ.
- Khối lượng: bài tập này có thể thực hiện trên cạn 5-6 tổ mỗi tổ 10-12 lần, nghỉ giữa 1-2 phút.
* Bài tập đứng trên cạn tập phối hợp quạt tay, đạp chân với thở
- Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững kĩ thuật phối hợp hoàn chỉnh của kiểu bơi ếch.
- Cách thực hiện: Đứng thẳng hai chân song song, hai tay giơ lên đỉnh đầu và khép lại. Khi thực hiện động tác thì lấy một chân làm trụ còn chân kia thực hiện động tác. Bài tập động tác phối hợp tay, chân trên cạn được thực hiện theo nhịp hô 4 nhịp như sau:
1. Hai tay quạt sang hai bên và chếch xuống dưới.
2. Thu tay đồng thời co chân. Khi co chân gần sát hông thì bẻ bàn chân xoay ra ngoài.
3. Duỗi tay lên phía đầu, tay gần thẳng thì đạp chân.
4. Khi tay chân thẳng thì hơi dừng (tượng trưng cho giai đoạn lướt nước). Sau đó làm cả chu kì động tác phối hợp tay, chân.
Nhưng nhịp 1 quạt tay sang ngang và xuống dưới gần đến ngang vai thì ngẩng đầu hít vào, nhịp 2 cúi đầu nín thở, nhịp 3-4 thở ra từ từ.
- Yêu cầu: Thở đúng kĩ thuật và thành tiếng (thở ra bằng miệng). Ban đầu động tác có thể thực hiện chậm, sau tăng nhịp độ nhanh hơn.
- Khối lượng: bài tập này có thể thực hiện trên cạn 5-6 tổ mỗi tổ 10-12 lần, nghỉ giữa 1-2 phút.
* Nằm trên bục xuất phát phối hợp toàn bộ kĩ thuật
- Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh làm quen với các động tác bơi như ở trong nước
- Cách thực hiện: Người tập nằm sấp trên bục xuất phát tay, chân duỗi thẳng, mắt nhìn về trước, nhịp 1, quạt tay, khi quạt gần vuông góc với thân người thì làm động tác hít vào, nhịp 2, giai đoạn ôm nước nín thở lúc này co chân, nhịp 3 thu tay thì bẻ bàn chân, lúc này thở ra từ từ trong nước, nhịp 4 thu và duỗi tay về trước thì đồng thời chân đạp khép, lúc này thở ra từ từ trong nước người duỗi thẳng tạo thành tư thế lướt nước .
- Yêu cầu: Thực hiện động tác chậm, nhịp điệu.
- Khối lượng: 3 – 4 tổ, mỗi tổ thực hiên 8-10 lần, thời gian nghỉ 2-3 ph
b) Biện pháp 2: Sử dụng các bài tập ở dưới nước.
Bài tập 1: Bài tập bám thành bể bơi đạp chân, (hoặc có người giúp đỡ)
- Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh đạp chân ếch gần sát với thực tế đạp chân ếch trong khi bơi hơn.
- Cách thực hiện: Nằm sấp hai tay bám vào thành bể bơi thực hiện động tác đạp chân theo thứ tự: nhịp 1 co chân, nhịp 2 bẻ bàn chân, nhịp 3 đạp kép chân và nhịp 4 duỗi cẳng chân lướt nước.
- Khối lượng: Mỗi tổ thực hiện 5-6 lần đạp chân, mỗi người thực hiện 3-4 tổ, thời gian nghỉ giữa 2-3 phút. Hoặc có thể 2 người một nhóm, một người bám thành bể đạp chân, một người cầm chân ở phía sau tạo điều kiện cho người đạp chân thực hiện kĩ thuật đạp chân theo các nhịp như bài tập 3, sau đó đổi người.
Bài tập 2: Bài tập nằm vắt ngang dây phao, đường bơi (hoặc hai phao kẹp cạnh thân) tập động tác phối hợp tay và chân bơi ếch.
 - Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh làm quen với các động tác bơi thở trong nước
 - Cách thực hiện: Người tập nằm sấp trên bục xuất phát tay, chân duỗi thẳng, mắt nhìn về trước, nhịp 1, quạt tay, khi quạt gần vuông góc với thân người thì làm động tác hít vào, nhịp 2, giai đoạn ôm nước nín thở lúc này co chân, nhịp 3 thu tay thì bẻ bàn chân, lúc này thở ra từ từ trong nước, nhịp 4 thu và duỗi tay về trước thì đồng thời chân đạp khép, lúc này thở ra từ từ trong nước người duỗi thẳng tạo thành tư thế lướt nước .
	- Yêu cầu: Thực hiện động tác chậm, nhịp điệu.
	- Khối lượng: 3 – 4 tổ, mỗi tổ thực hiên 8-10 lần, thời gian nghỉ 2-3 phút
Bài tập 3: Bài lướt nước tập phối hợp hoàn chỉnh động tác kĩ thuật bơi ếch.
	- Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh nắm vững toàn bộ kĩ thuật của kiểu bơi ếch.
	- Cách thực hiện: Sau khi đạp lướt thành bể hoặc đáy bể, thân người duỗi thẳng ngang bằng thì thực hiện phối hợp hoàn chỉnh động tác kĩ thuật bơi ếch.
	- Yêu cầu: Chú ý nắm vững thời điểm thở ra và hít vào, động tác giữa các bộ phận tay, chân, đầu phải nhịp nhàng không bị dừng vô lí. Ban đầu có thể quạt tay, đạp chân 2-3 chu kì, thở một lần, nhịp độ chậm dần dần quá độ sang mỗi lần quạt tay đạp chân thở một lần và tăng dần nhịp độ.
	- Khối lượng: Có thể thực hiện mỗi buổi 8-10 tổ x 15m nghỉ giữa 30 giây.
Bài tập 4: Bài tập bám máng nước của thành bể đạp chân ếch
	- Yêu cầu cần đạt: Giúp học sinh làm quen nắm vững yếu lĩnh động tác đạp chân ếch trong môi trường nước để xây dựng cảm giác vận động khi đạp chân, từđó củng cố các yếu kĩ thuật.
	- Cách thực hiện: Bám vào một tay vào máng nước, tay còn lại chống vào thành bểđể tạo thêm lực nâng cơ thể nằm ngang song song với mặt nước, đầu cúi trong nước như khi cơ thể đã nằm trên ghế băng đạp chân ếch. Đối với lớp có ít học sinh, hoặc đối với học sinh quá kém, giáo viên có thể cầm vào hai bàn chân để hướng dẫn các giai đoạn của động tác đạp chân ếch.
	- Yêu cầu: Từng giai đoạn phải thực hiện chính xác, ban đầu làm chậm sau tăng dần nhịp độ. Giai đoạn này khi thực hiện động tác, thân người chưa nằm ngang được trong nước.
	- Khối lượng: 8-10 tổ x 30 giây, nghỉ giữa mỗi tổ 1,30 phút.
3. Thực nghiệm sư phạm
a) Mô tả cách thức thực hiện.
Tôi phỏng vấn lựa chọn các bài tập
Bảng 3.1- Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập. (n=17)

Số phiếu tán thành
Tỷ lệ %
1-Bài tập trên cạn.
- Bài tập 1: Bài tập ngồi chống tay ra sau, hai chân duỗi thẳng trên mặt đất (hoặc thành bể) tập bắt chước động tác chân ếch.

14

82.35
-Bài tập 2: Bài tập nằm sấp trên ghế băng hoặc (bục xuất phát) đạp chân ếch
16
94.11
-Bài tập 3: Đứng trên cạn tập phối hợp động tác quạt tay, đạp chân kiểu bơi ếch.
15
88.23
- Bài tập 4: Bài tập kĩ thuật phối hợp chân, tay, thở:
15
88.23
2- Các bài tập dưới nước:
-Bài tập 1: Bài tập bám thành bể bơi đạp chân, (hoặc có người giúp đỡ)

15

88.23
-Bài tập 2: Bài tập nằm vắt ngang dây phao, đường bơi (hoặc hai phao kẹp cạnh thân) tập động tác phối hợp tay và chân bơi ếch.
16
94.11
-Bài tập 3: Bài lướt nước tập phối hợp hoàn chỉnh động tác kĩ thuật bơi ếch.
16
94.11
-Bài tập 4: Bài tập bám máng nước của thành bể đạp chân ếch
12
70.58
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tất cả các bài tập mà tôi lựa chọn đề xuất đều được số phiếu tán thành từ 70,58%- 94,11%. Vì vậy tôi chỉ lựa chọn nhưng bài tập có số phiếu đạt từ 70% trở lên để ứng dụng vào thực nghiệm nhằm sửa chữa những sai lầm chủ yếu cho học sinh nhằm góp phần nâng cao kỹ thuật chân bơi ếch hiện đại.
Từ kết quả quan sát, thống kê và phỏng vấn tôi đã lựa chọn được 8 bài tập nhằm sửa chữa 

File đính kèm:

  • docxskkn_cac_bai_tap_bo_tro_ky_thuat_chan_trong_boi_ech_cho_nam.docx