SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh Lớp 5
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 4 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 6 1. Thực trạng công tác dạy học và tính cấp thiết 6 2. Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh lớp 5. 8 2.1: Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách truyền cảm hứng, năng lượng tích cực cho học sinh trong mỗi tiết học. 8 2.2: Biện pháp 2: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách lồng ghép các trò chơi học tập phù hợp. 10 2.3: Biện pháp 3: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. 13 2.4: Biện pháp 4: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách động viên, khích lệ học sinh kịp thời. 14 3. Thực nghiệm sư phạm 15 Mô tả cách thực hiện 15 Kết quả đạt được 20 Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm 22 4. Kết luận 22 5. Kiến nghị, đề xuất 22 Đối với tổ/ nhóm chuyên môn 22 b. Đối với Lãnh đạo nhà trường 22 c. Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT 23 PHẦN III: TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 PHẦN IV: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 24 PHẦN V: CAM KẾT 25 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Ý nghĩa GV Giáo viên HS Học sinh SGK Sách giáo khoa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Tiểu học có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng, cùng với môn học khác nó góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển tư duy của người học đồng thời là góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. Ở tiểu học việc dạy học môn toán cho học sinh tạo năng lực cho học sinh sử dụng toán trong học tập trong cuộc sống hàng ngày. Thông qua việc học toán ở trường đã rèn cho các em các năng lực tư duy phát triển trí thông minh, kỹ năng tính toán. Chính vì thế môn toán luôn được chú trọng và được dành một thời lượng rất lớn trong chương trình Giáo dục phổ thông. Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở cấp Tiểu học, ngoài việc tổ chức các hoạt động dạy học để học sinh nắm được kiến thức chuẩn thì tùy thuộc vào năng lực của học sinh giáo viên cần phải phát triển khai thác mở rộng thêm kiến thức một cách phù hợp để đáp ứng nhu cầu học của các em. Giáo dục Tiểu học được coi là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Dạy học môn toán vừa mang tính giáo dục vừa mang tính nghệ thuật. Vì thế, người giáo viên cần phải tìm ra được điểm mạnh, điểm còn hạn chế của học sinh để từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể, phù hợp nhằm giúp học sinh tích cực hơn trong học tập. Trong hoạt động học tập, hứng thú học tập là một yếu tố quan trọng thôi thúc học sinh chủ động lĩnh hội tri thức một cách nhanh hơn và sâu sắc hơn. Hứng thú học tập có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh và sự phát triển nhân cách cho các em. Hiện nay, việc tạo hứng thú, phát huy tính chủ động trong học tập cho học sinh đang là xu thế tất yếu của giáo dục. Vậy làm thế nào để học sinh lớp 5 hứng thú với môn học? Làm sao để phát huy được tính tích cực của học sinh? Cũng như các thầy cô giáo khác, tôi luôn trăn trở, tìm tòi, từng bước thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy Toán để làm cho những tiết học toán trở lên sinh động, hấp dẫn hơn, làm cho những con số tưởng chừng như khô khan, vô hồn trở lên có hồn. Và hơn hết là có thể giúp học sinh phát huy tính năng động, sáng tạo, phát triển phẩm chất và năng lực toán học cho các em. Để làm được điều đó thì trước hết cần tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Chính vì lí do đó tôi đã mạnh dạn đưa ra giải pháp “Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh lớp 5” làm biện pháp nghiên cứu. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực trạng công tác dạy và tính cấp thiết. 1.1. Thực trạng trong công tác giảng dạy. a. Thuận lợi: Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Nhà trường thường tổ chức các chuyên đề giáo viên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Trong các buổi sinh hoạt khối, giáo viên cũng có điều kiện trình bày những khó khăn vướng mắc trong công tác giảng dạy để mọi người cùng nhau tháo gỡ. Ban giảm hiệu, tổ chuyên môn luôn tư vấn nhiệt tình cho giáo viên những phương pháp dạy học tích cực. Giáo viên ham học hỏi, nhiệt tình đóng góp ý kiến giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết về chuyên môn để cùng nhau tiến bộ. Học sinh có nề nếp, có ý thức học tập. Đa số phụ huynh đồng thuận, ủng hộ và luôn phối hợp với giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh. b. Khó khăn: Trong quá trình thực hiện nội dung và chương trình Toán 5, tôi nhận thấy việc vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa, phù hợp với các đối tượng học sinh và định hướng dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn còn nhiều khó khăn. Môn Toán là môn học khô khan và trừu tượng nên giáo viên gặp khó khăn khi lựa chọn các hình thức dạy học phù hợp với từng bài và phù hợp với trình độ nhận thức của các em. Thực tế phương pháp giảng dạy của một số giáo viên trong khối còn đơn điệu, thụ động chưa phù hợp với từng đối tượng của học sinh nên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh, không gây hứng thú học tập cho các em. Học sinh còn thụ động nhiều em chưa hứng thú, chưa thực sự đáp ứng với các yêu cầu bài học nhất là những học sinh nhận thức chậm, lại ít phát biểu. Cuối tiết học học sinh thường uể oải ít tập trung vào bài. Vì đặc điểm của học sinh tiểu học là dễ nhớ, mau quên, chóng chán, học sinh thường hiếu động hơn khi hoạt động bằng tay, thích được sử dụng đồ dùng trực quan. Để tổ chức tốt các hoạt động gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ dạy và mang lại hiệu quả như giáo viên mong muốn là điều không đơn giản, nó cần nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ tìm tòi chuẩn bị. Nó phụ thuộc vào hoàn toàn công tác tổ chức của người giáo viên Năm học 2022 - 2023 tôi được phân công giảng dạy lớp 5C với tổng số học sinh của lớp là 34 em. Ngay từ đầu năm học mới tôi nhận thấy rằng: chất lượng học tập của các em còn thấp, kết quả khảo sát đầu năm có 6 bài đạt điểm 9 - 10 nhưng có đến 5 học sinh có điểm kiểm tra dưới 5, điểm trung bình còn rất nhiều. Kết quả chưa được như mong muốn một phần do thái độ học tập của các em chưa cao, không mang đầy đủ sách vở và đồ dùng học tập. Một số học sinh còn lúng túng thậm chí có em còn không biết nói gì cả. Một số em tiếp thu thiếu kiến thức, ham chơi. Chưa tự giác chưa có động lực động cơ học tập còn ỷ lại trông chờ vào giáo viên 1.2: Tính cấp thiết Muốn học sinh tiểu học học tốt được môn Toán thì tôi nghĩ rằng mỗi người giáo viên không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa, các sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc. Nếu giáo viên chỉ dạy học như vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt, học sinh học tập một cách thụ động và kết quả học tập không cao. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày. Yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở bậc tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Vậy: “Làm thế nào để tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh?” Đó quả thật là câu hỏi lớn khiến tôi phải trăn trở. Chính vì những lý do nêu trên mà tôi đã chọn “Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 ". Với đối tượng là học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Nhân Hòa. 2. Một số biện pháp tạo hứng thú, phát huy tính tích cực trong học tập môn Toán cho học sinh lớp 5. 2.1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách truyền cảm hứng, năng lượng tích cực cho học sinh trong mỗi tiết học. Mục tiêu: Giáo viên thiết lập mục tiêu là mang lại cho các em định hướng, giúp các em biết và hướng sự tập trung của mình vào cái gì, cần làm gì để đạt được mục tiêu của mình, giúp các em thấy được vai trò và ý nghĩa của việc học. Cách thực hiện: Mỗi tiết học, trước khi thực hiện các hoạt động giáo viên cần nêu ra mục tiêu, lợi ích của bài học mang lại cho học sinh để kích thích sự tò mò, sự tìm tòi để giải quyết vấn đề, để tìm ra cái đích cần đạt đến như các em đã biết ở phần mục tiêu. Với mỗi bài học cụ thể, cuối bài học giáo viên cần giúp cho học sinh đo mục tiêu bài học từ đó nhận ra tính lợi ích của bài học mang lại. Với mỗi bài học tôi luôn tìm để đưa ra những bài toán gắn với thực tiễn cuộc sống của học sinh và giáo viên yêu cầu về nhà là hoạt động vận dụng, mở rộng kiến thức đã học. Để tạo ra được động cơ học toán cho học sinh, trước hết tôi đã giúp học sinh thấy được ứng dụng quan trọng, hữu ích của toán trong cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, ngay đầu năm học, tôi cho các em tìm hiểu mục lục sách giáo khoa toán lớp 5. Sau đó, tôi giới thiệu về những nội dung chính trong chương trình toán lớp 5 để kích thích sự tò mò, khám phá của các em. Ví dụ: Tôi giới thiệu về ứng dụng kì diệu và ý nghĩa của phép tính nhân, chia trong cuộc sống. Hoặc khi giới thiệu về phần hình học, tôi cho các em tìm những đồ vật có dạng hình lập phương, hình hộp chữ nhật, khối trụ, mà các em biết. Hoạt động này giúp các em thấy toán học thật gần gũi với cuộc sống. Tôi giới thiệu thêm: Ở lớp dưới, chúng mình đã biết nhận diện và gọi tên các hình đó. Chương trình Toán 5 sẽ giúp chúng mình khám phá thêm những đặc điểm thú vị của chúng như cách tính chu vi, diện tích xung quanh, diện tích toàn phần. Những đặc điểm thú vị đó đang chờ chúng mình khám phá đấy. Qua những lời giới thiệu ấy, tôi thấy rõ sự tò mò, sự hào hứng hiện lên trong ánh mắt của các em. Việc tạo động cơ học tập cho học sinh không chỉ dừng lại ở đó mà trong mỗi tiết học toán, tôi còn thiết kế thêm một số bài tập , tình huống liên quan đến thực tế. Ví dụ: Khi học “Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm” ( SGK Toán 5) ở phần khởi động thay vì cho học sinh hát hay chơi 1 trò chơi vận động thì tôi tạo động cơ học tập bằng 1 tình huống thực tế về số học sinh nam và nữ của lớp tôi. Tôi đưa ra bài toán thực tế: Lớp 5C học có 34 em, trong đó có 7 em học giỏi toán. Hãy tìm tỉ số phần trăm học sinh giỏi toán so với sĩ số của lớp? Sau đó, tôi dẫn dắt học sinh vào bài mới bằng câu hỏi gợi mở: thế nào là tỉ số phần trăm? Để hiểu hơn về tỉ số phần trăm và những ứng dụng về tỉ số phần trăm trong thực tế cô mời các em cùng tìm hiểu bài “Giới thiệu khái niệm ban đầu về tỉ số phần trăm “. Ngoài ra, tôi luôn luôn tìm ra cách giới thiệu để tạo hứng thú cho các em mỗi khi bắt đầu 1 bài học mới. Chẳng hạn như: Khi dạy bài “Vận tốc ( SGK Toán 5) tôi cho học sinh khởi động thông qua 1 đoạn phim hoạt hình minh họa vận tốc của xe máy, xe đạp. Sau đó, cho HS dự đoán xem phương tiện nào đi nhanh hơn, phương tiện nào đi chậm hơn. Từ đó, tôi giới thiệu về ứng dụng thực tế của vận tốc và cách tính vận tốc. Bên cạnh đó, tôi thận trọng trong việc giao các nhiệm vụ học tập cho các em ở trên lớp và ở nhà để đảm bảo các em có đủ thời gian hoàn thành bài tập được giao (Chia các nhỏ các nhiệm vụ học tập để các em dễ dàng giải quyết). Từ những việc làm cụ thể và tỉ mỉ đó, tôi đã giúp học sinh dần hình thành động cơ học tập đúng đắn. Các em đã tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh kiến thức. Đây không chỉ là một việc làm thiết thực để tạo hứng thú học toán mà còn có giá trị gắn kết toán học với cuộc sống và mang cuộc sống vào trong toán học. Bên cạnh việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho học sinh thì nội dung thứ hai tôi hướng tới đó là: 2.2. Biện pháp 2: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách lồng ghép các trò chơi học tập phù hợp. Mục tiêu: Bản chất của trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được học tập thông qua các trò chơi. Với lứa tuổi học sinh tiểu học, trò chơi thu hút sự tập trung, chú ý, kích thích hứng thú học tập. Từ đó phát triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập. Cách thực hiện: Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích, thời gian của trò chơi. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn nhiệm vụ cụ thể cho người chơi hoặc đội chơi về luật chơi, cách chơi và thời gian chơi. Bước 3: Thực hiện trò chơi. Bước 4: Tổng kết trò chơi. Bước này gồm các nhiệm vụ sau: + Giáo viên nhận xét kết quả tham gia trò chơi của từng đội (hoặc cá nhân học sinh), những việc làm tốt cần phát huy, những việc làm chưa tốt của từng đội (cá nhân) để rút kinh nghiệm. + Công bố kết quả chơi của từng đội (cá nhân) và trao phần thưởng cho đội (cá nhân) thắng cuộc. + Học sinh nêu kiến thức, kĩ năng bài học thông qua trò chơi. *Trò chơi cụ thể Trò chơi: “ Bảo vệ rừng xanh ” Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố cuối bài các tiết học toán, hoặc khởi động bài học. Với trò chơi này tiết học nào giáo viên cũng có thể sử dụng được, giáo viên cũng cần lưu ý chuẩn bị nội dung câu hỏi phù hợp với từng bài. Chuẩn bị: Trò chơi này giáo viên thiết kế trên máy tính, có lồng ghép hình ảnh, hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, nhạc có sẵn sẽ hấp dẫn học sinh tham gia trò chơi hơn. Thời gian chơi: 3 – 5 phút. Cách chơi + Giáo viên dẫn truyện hướng dẫn học sinh cách chơi: Ở một khu rừng xinh đẹp nọ có một bầy Khỉ Con đang sinh sống rất vui vẻ với nhau. Bỗng một ngày có một đám lâm tặc đang tiến vào khu rừng xinh đẹp để chặt phá rừng. Bầy Khỉ Con muốn bảo vệ khu rừng và đuổi đám lâm tặc đi nhưng không biết phải làm như thế nào. Nên Khỉ Con rất cần sự trợ giúp của các bạn nhỏ. Các bạn nhỏ hãy giúp Khỉ Con đuổi đám lâm tặc đi bằng cách trả lời đúng các câu hỏi ở phần bên dưới nhé ! + Với mỗi một câu trả lời đúng Khỉ Con sẽ đuổi được một người đi. Ví dụ : Khi dạy bài “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” – SGK trang 44. Với cách chơi như trên, giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi củng cố kiến thức cho học sinh như sau: Câu hỏi 1: 37dam = ........ km Câu hỏi 2: 8km 25hm = ..... km Câu hỏi 3: 12dam 6dm = ..... dam Câu hỏi 4: 4m 209mm = ..... m Câu hỏi 5 : 23,01m = ..... m ..... cm Trò chơi học tập được sử dụng như một phương pháp tổ chức cho học sinh khám phá và chiếm lĩnh nội dung học tập hoặc thực hành, luyện tập một kĩ năng nào đó trong chương trình môn học. Đây là một phương pháp có tác dụng hòa đồng sâu rộng và thu hút mức độ tập trung của học sinh mà ít có phương pháp nào sánh kịp. 2.3. Biện pháp 3: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Mục tiêu: Với tâm lí của học sinh rất thích những tiết học có hình ảnh minh họa sinh động. Thì việc trình chiếu các bài giảng trên PowerPoint không chỉ giúp các giáo viên khắc phục được những tiết học trìu tượng, tiết kiệm thời gian, công sức và giúp học sinh học tập sôi nổi, hiểu bài nhanh hơn mà còn là giải pháp mới giúp học sinh tăng hứng thú với môn học, tránh sự nhàm chán khi học. Cách thực hiện: Trong quá trình dạy học tôi thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng để giúp tạo ra không khí học tập sôi nổi, học sinh hứng thú hơn trong học tập, từ đó giúp các em tiếp thu bài tốt hơn, làm chủ tiết học, nhớ bài lâu hơn và đặc biệt mạnh dạn phát biểu ý kiến hơn. Ví dụ : Ứng dụng công nghệ thông tin trong bài “Hình hộp chữ nhật” Tôi trình chiếu cho học sinh xem một số đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật : viên gạch, bao diêm, bể cá, để kích thích trí tò mò của học sinh. Cho học sinh quan sát hình không gian 3 chiều của khối hình hộp chữ nhật sau đó để học sinh cùng thảo luận, khám phá ra đặc điểm của hình hộp chữ nhật: Hình hộp chữ nhật gồm mấy mặt? Các mặt là những hình gì?, 2.4. Biện pháp 4: Tạo hứng thú học tập môn Toán cho học sinh lớp 5 bằng cách động viên, khích lệ học sinh kịp thời. Mục tiêu: Với đặc điểm tâm lí học sinh tiểu học các em rất thích được khen, được tuyên dương, nhận phần thưởng nên việc giáo viên chú trọng công tác thi đua khen thưởng là động lực lớn giúp các em hứng thú, say mê với môn Toán. Cách thực hiện: + Tôi đã đánh giá học sinh linh hoạt, khéo léo đảm bảo theo đúng thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tôi chia lớp thành 3 nhóm, luân phiên cho các em lần lượt làm nhóm trưởng. Nhóm trưởng sẽ theo dõi và ghi lại khuyết điểm cũng như những việc tốt, bông hoa điểm tốt của các thành viên trong nhóm . + Những học sinh có năng lực nổi trội về môn học nào tôi sẽ chọn và bổ sung vào tổ tư vấn môn học đó. Khi các em học tập tiến bộ được cô ghi nhận và được đi giúp đỡ những bạn khác thì năng lực của các em ngày càng tốt hơn và điều đó trở thành động lực để các em không ngừng phấn đấu mỗi ngày. Chính vì vậy hàng ngày thay vì trách phạt và chê bai học sinh tôi sẽ dành cho các em những lời khen ngợi trân thành khi các em có sự tiến bộ. Đối với những em học toán chưa tốt, bài làm còn mắc lỗi, tôi gợi ý để các em tìm ra lỗi sai trong bài và sửa lại dưới sự dẫn dắt của cô giáo. Ngoài nhận xét bằng lời, tôi dùng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười hay những cái xoa đầu để khích lệ các em. Những em nào tiến bộ tôi có thể thưởng bông hoa hay thư khen cuối tuần. Khi các em được nhận những lời khen, thư khen của cô các em cảm thấy rất vui và hạnh phúc. Thư khen học sinh Bên cạnh đó, tôi thường xuyên viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh để động viên, khích lệ các em. Thực nghiệm sư phạm Mô tả cách thực hiện Trong quá trình dạy học môn Toán tôi luôn vận dụng các biện pháp đã nghiên cứu để tạo hứng thú cho học sinh. Để đánh giá các giải pháp đưa ra có phù hợp có tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập hay không thì tôi tiến hành thực nghiệm như sau: Tôi áp dụng các biện pháp vào dạy bài “Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân”. Để học sinh nhận biết được lợi ích của bài học này mang lại tôi sẽ thực hiện như sau: Bước 1: Phần khởi động: Nhằm ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích và tạo hứng thú cho khởi đầu tiết học, tôi cho HS chơi trò chơi “Sắc màu bí ẩn” với 4 câu hỏi sau: (HS hứng thú , tò mò với các ô màu sắc và chú ý quan sát đ
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_phat_huy_tinh_tich_cuc_tr.docx